Phòng không NATO bất lực trước tên lửa hành trình Kh-22 của Nga

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Giới chức quân sự Nga cho rằng tên lửa hành trình Kh-22 của họ có thể đánh bại mọi hệ thống phòng không NATO, nhưng vũ khí này cũng nổi tiếng kém chính xác.

Báo chí Nga cho biết, các quốc gia NATO không tính đến khả năng Quân đội Nga sử dụng tên lửa hành trình Kh-22 để tấn công mục tiêu mặt đất, do vậy chưa có biện pháp đối phó thực sự hiệu quả.

Báo chí Nga cho biết, các quốc gia NATO không tính đến khả năng Quân đội Nga sử dụng tên lửa hành trình Kh-22 để tấn công mục tiêu mặt đất, do vậy chưa có biện pháp đối phó thực sự hiệu quả.

Đặc điểm nổi bật của tên lửa hành trình siêu thanh Kh-22 trong kho vũ khí của Nga không chỉ là sức công phá mạnh và tầm bắn cực lớn mà loại đạn tấn công này còn có khả năng uy hiếp tâm lý, gây ra hiệu ứng hủy diệt tối đa đối với kẻ thù.

Đặc điểm nổi bật của tên lửa hành trình siêu thanh Kh-22 trong kho vũ khí của Nga không chỉ là sức công phá mạnh và tầm bắn cực lớn mà loại đạn tấn công này còn có khả năng uy hiếp tâm lý, gây ra hiệu ứng hủy diệt tối đa đối với kẻ thù.

Bên cạnh đó, nhờ tốc độ nhanh và quỹ đạo bay khá phức tạp, các hệ thống tên lửa phòng không mặt đất của NATO bị nhận xét khó lòng đối phó với một mục tiêu như tên lửa Kh-22 và họ sẽ phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nếu gây chiến với Nga.

Bên cạnh đó, nhờ tốc độ nhanh và quỹ đạo bay khá phức tạp, các hệ thống tên lửa phòng không mặt đất của NATO bị nhận xét khó lòng đối phó với một mục tiêu như tên lửa Kh-22 và họ sẽ phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nếu gây chiến với Nga.

Hiện tại chưa rõ Nga còn bao nhiêu quả tên lửa Kh-22 trong kho dự trữ, nhưng loại đạn nguyên gốc được thiết kế cho vai trò chống hạm này đã được sử dụng khá nhiều trên chiến trường Ukraine trong chức năng đánh đất và thể hiện khá nhiều nhược điểm.

Hiện tại chưa rõ Nga còn bao nhiêu quả tên lửa Kh-22 trong kho dự trữ, nhưng loại đạn nguyên gốc được thiết kế cho vai trò chống hạm này đã được sử dụng khá nhiều trên chiến trường Ukraine trong chức năng đánh đất và thể hiện khá nhiều nhược điểm.

Bắt đầu được phát triển từ những năm 1950 cho vai trò chống hạm và có độ chính xác cực thấp khi chống lại các mục tiêu mặt đất, cho nên Kh-22 (NATO gọi là AS-4 Kitchen) còn nhận biệt danh "tên lửa mù".

Bắt đầu được phát triển từ những năm 1950 cho vai trò chống hạm và có độ chính xác cực thấp khi chống lại các mục tiêu mặt đất, cho nên Kh-22 (NATO gọi là AS-4 Kitchen) còn nhận biệt danh "tên lửa mù".

Trong cuộc chiến tại Ukraine các phi hành đoàn của máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, Tu-95 và Tu-160 đã thực hiện một số vụ phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất từ Biển Azov và Biển Caspian, cũng như khu vực Rostov.

Trong cuộc chiến tại Ukraine các phi hành đoàn của máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, Tu-95 và Tu-160 đã thực hiện một số vụ phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất từ Biển Azov và Biển Caspian, cũng như khu vực Rostov.

Nếu Tu-95 và Tu-160 sử dụng tên lửa hành trình Kh-555 và Kh-101, vốn được thiết kế để tấn công các mục tiêu mặt đất, thì tên lửa mà oanh tạc cơ Tu-22M3 phóng đi lại là loại Kh-22.

Nếu Tu-95 và Tu-160 sử dụng tên lửa hành trình Kh-555 và Kh-101, vốn được thiết kế để tấn công các mục tiêu mặt đất, thì tên lửa mà oanh tạc cơ Tu-22M3 phóng đi lại là loại Kh-22.

Tên lửa này có khả năng cực kỳ hạn chế, vì nó được phát triển để tiêu diệt hàng không mẫu hạm Mỹ vào những năm 1950. Để ngắm mục tiêu, nó sử dụng đầu dò radar cực kỳ khó "nhìn thấy" các vật thể trên mặt đất.

Tên lửa này có khả năng cực kỳ hạn chế, vì nó được phát triển để tiêu diệt hàng không mẫu hạm Mỹ vào những năm 1950. Để ngắm mục tiêu, nó sử dụng đầu dò radar cực kỳ khó "nhìn thấy" các vật thể trên mặt đất.

Thực tế đã chứng minh tên lửa Kh-22 khi làm nhiệm vụ này chỉ có thể đánh trúng các tòa nhà với kích thước lớn, ví dụ như lần phá hủy Nhà Văn hóa ở Lozova, vùng Kharkiv, quả đạn bị cho là đã nhận nhầm đối tượng tấn công.

Thực tế đã chứng minh tên lửa Kh-22 khi làm nhiệm vụ này chỉ có thể đánh trúng các tòa nhà với kích thước lớn, ví dụ như lần phá hủy Nhà Văn hóa ở Lozova, vùng Kharkiv, quả đạn bị cho là đã nhận nhầm đối tượng tấn công.

Lý do dẫn tới điều này chỉ đơn giản là bởi mục tiêu có sự tương phản vô tuyến lớn nhất trong tất cả các tòa nhà xung quanh, nó nằm tách biệt và gần một công viên lớn. Đồng thời, trọng lượng của đầu đạn tên lửa Kh-22 là 900 - 1.000 kg, dẫn đến sức công phá trên diện rộng.

Lý do dẫn tới điều này chỉ đơn giản là bởi mục tiêu có sự tương phản vô tuyến lớn nhất trong tất cả các tòa nhà xung quanh, nó nằm tách biệt và gần một công viên lớn. Đồng thời, trọng lượng của đầu đạn tên lửa Kh-22 là 900 - 1.000 kg, dẫn đến sức công phá trên diện rộng.

Tuy nhiên Kh-22 cũng cực kỳ khó khăn để đánh chặn, bởi vì sau khi phóng ở độ cao lớn, tên lửa tiếp tục bay lên độ cao 22,5 km và tăng tốc lên Mach 3,5 - 4. Trước khi tấn công, ở cự ly 60 km, nó tắt động cơ và lao xuống ở góc khoảng 60 độ với tốc độ Mach 2.

Tuy nhiên Kh-22 cũng cực kỳ khó khăn để đánh chặn, bởi vì sau khi phóng ở độ cao lớn, tên lửa tiếp tục bay lên độ cao 22,5 km và tăng tốc lên Mach 3,5 - 4. Trước khi tấn công, ở cự ly 60 km, nó tắt động cơ và lao xuống ở góc khoảng 60 độ với tốc độ Mach 2.

Tầm bắn của tên lửa Kh-22 lên tới 500 km, nhưng nó phụ thuộc vào khả năng phân biệt mục tiêu dựa trên tương phản vô tuyến của radar điều khiển hỏa lực tích hợp trong máy bay ném bom Tu-22M3.

Tầm bắn của tên lửa Kh-22 lên tới 500 km, nhưng nó phụ thuộc vào khả năng phân biệt mục tiêu dựa trên tương phản vô tuyến của radar điều khiển hỏa lực tích hợp trong máy bay ném bom Tu-22M3.

Cũng cần lưu ý rằng có một "bản nâng cấp" của Kh-22 không mang đầu dò radar mà chỉ có hệ thống dẫn đường quán tính chịu trách nhiệm điều hướng. Khi đó độ chính xác tối thiểu là một hình vuông có kích thước 10 x 10 km.

Cũng cần lưu ý rằng có một "bản nâng cấp" của Kh-22 không mang đầu dò radar mà chỉ có hệ thống dẫn đường quán tính chịu trách nhiệm điều hướng. Khi đó độ chính xác tối thiểu là một hình vuông có kích thước 10 x 10 km.

Mặc dù độ chính xác thấp nhưng rõ ràng NATO vẫn phải cực kỳ đề phòng tên lửa Kh-22 của Nga, Liên minh quân sự cần nhanh chóng đưa các hệ thống phòng không thế hệ mới của mình như MEADS, NASAMS hay IRIS-T vào trực chiến.

Mặc dù độ chính xác thấp nhưng rõ ràng NATO vẫn phải cực kỳ đề phòng tên lửa Kh-22 của Nga, Liên minh quân sự cần nhanh chóng đưa các hệ thống phòng không thế hệ mới của mình như MEADS, NASAMS hay IRIS-T vào trực chiến.

Gần 2.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga khiến NATO 'toát mồ hôi'

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tạo ra áp lực lớn lên giới chức quân sự NATO, khi họ biết sẽ rất khó đối phó với chúng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Dương (Topwar) ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN