Phóng 10 tên lửa trong thời gian ngắn, Ấn Độ “nắn gân” Trung Quốc

Ấn Độ đang đẩy nhanh chiến lược phát triển tên lửa hạt nhân và tên lửa thông thường trong bối cảnh Trung Quốc từ chối rút khỏi vùng tranh chấp dọc biên giới trên dãy Himalaya.

Tên lửa hành trình cận âm Nirbhay.

Tên lửa hành trình cận âm Nirbhay.

Ấn Độ ngày 12.10 đã tên lửa hành trình Nirbhay tại một cơ sở thử nghiệm ở Odisha. “Tên lửa được phóng vào lúc 10 giờ 30 phút sáng (giờ địa phương)”, nguồn tin trong chính phủ Ấn Độ nói trên tờ Hindustan Times. “Tên lửa gặp trục trặc nên cuộc thử nghiệm đã bị hủy bỏ sau 8 phút”.

Nirbhay là tên lửa thứ 10 được Ấn Độ phóng thử nghiệm trong vòng 35 ngày qua, nghĩa là cứ mỗi 4 ngày Ấn Độ lại phóng một tên lửa.

Quân đội Ấn Độ muốn cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) thuộc Bộ Quốc phòng đẩy nhanh tiến độ phát triển vũ khí “Made in India” để đưa các tên lửa này ra biên giới phía đông đối phó Trung Quốc.

Ấn Độ muốn bổ sung tên lửa nước này tự sản xuất đến đối phó Trung Quốc ở biên giới.

Ấn Độ muốn bổ sung tên lửa nước này tự sản xuất đến đối phó Trung Quốc ở biên giới.

Theo nguồn tin riêng của tờ Hindustian Times, Ấn Độ đã đưa một số lượng hạn chế tên lửa hành trình Nirbhay đến vùng biên giới giáp Trung Quốc.

Nirbhay là mẫu tên lửa hành trình cận âm, tốc độ khoảng 800 km/giờ, được thiết kế để bám sát mặt nước hoặc địa hình, né tránh radar đối phương. Tên lửa này có tính năng tương tự như Tomahawk của Mỹ hay Kalibr của Nga.

Tên lửa sử dụng đầu đạn thông thường, có khả năng xuyên phá để tiêu diệt mục tiêu giá trị cao với độ chính xác đáng kể.

Hôm 7.9, Ấn Độ phóng thành công tên lửa bội siêu thanh sử dụng động cơ scramjet, khởi đầu cho một loạt cuộc thử nghiệm tên lửa. Sau Mỹ, Nga và Trung Quốc, Ấn Độ là quốc gia thứ 4 làm chủ công nghệ này.

Chiến đấu cơ Su-30MKI phóng tên lửa chống bức xạ Rudram-1.

Chiến đấu cơ Su-30MKI phóng tên lửa chống bức xạ Rudram-1.

Ấn Độ cũng phóng thành công tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos với tầm bắn được mở rộng lên tới 400km và tên lửa siêu thanh có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân Shaurya.

Hồi đầu tháng này, Ấn Độ tung video phóng tên lửa trang bị đầu đạn là ngư lôi, có thể tự tìm và diệt tàu ngầm đối phương ở khoảng cách 800km.

Cuối cùng, hôm 9.10, Ấn Độ phóng tên lửa chống bức xạ Rudram-1, tầm bắn hơn 100 km. Đây được coi là vũ khí răn đe Trung Quốc hiệu quả nếu đối phương sử dụng phương pháp gây nhiễu điện tử.

Bình luận về loại vũ khí mới nhất sẽ đưa tới biên giới đối phó Trung Quốc, quan chức chính phủ Ấn Độ nói: “Tên lửa Shaurya sẽ là vũ khí tiếp theo”.

Shaurya là tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân chiến thuật, tốc độ hành trình lên tới 2,4km/giây. Bộ Tư lệnh Lực lượng Chiến lược Ấn Độ sẽ có quyết định cụ thể về việc trang bị tên lửa này ở nơi phù hợp.

Quân đội TQ làm điều ngược thông lệ hàng năm: Quyết ”tất tay” với Ấn Độ?

Trung Quốc đang dành những gì tốt nhất cho lực lượng quân đội tại biên giới với phía Tây với Ấn Độ, dường như không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Hindustian Times ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN