Phía sau việc Trung Quốc ký thỏa thuận năng lượng lớn đầu tiên với Taliban

Trung Quốc chưa công nhận chính quyền Taliban thành lập ở Afghanistan, nhưng Bắc Kinh theo đuổi chính sách thực dụng trong vấn đề đảm bảo nguồn cung năng lượng, theo báo Nga RT.

Một tay súng Taliban tuần tra trên đường phố Kabul, Afghanistan.

Một tay súng Taliban tuần tra trên đường phố Kabul, Afghanistan.

Chính quyền Taliban ở Afghanistan đã ký thỏa thuận với Trung Quốc về việc Bắc Kinh đầu tư 540 triệu USD nhằm phát xây dựng mỏ khai thác khí đốt và dầu mỏ ở quốc gia này. Lễ ký thỏa thuận diễn ra với sự chứng kiến của Đại sứ Trung Quốc tại Afghanistan Wang Yu và một số lãnh đạo cấp cao của chính quyền Taliban, bao gồm Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế, Abdul Ghani Baradar.

Thỏa thuận đánh dấu quy mô hợp tác lớn đầu tiên được Trung Quốc thực hiện ở Afghanistan kể từ khi Taliban nắm quyền kiểm soát vào tháng 8/2021. 

Mặc dù chưa công nhận chính quyền Taliban ở Afghanistan, Bắc Kinh hiểu rằng tổ chức Hồi giáo này đang kiểm soát nguồn tài nguyên và khoáng sản dồi dào ở quốc gia láng giềng. Điều này rất quan trọng đối với chính sách an ninh và đảm bảo năng lượng của Trung Quốc, báo Nga nhận định.

Đó cũng là lý do khi các nhà ngoại giao phương Tây rời Afghanistan vào thời điểm Taliban tiếp quản Kabul, các nhà ngoại giao Trung Quốc vẫn ở lại.

Theo RT, Trung Quốc đạt thỏa thuận với Taliban dựa trên cách tiếp cận mà Bắc Kinh đề ra với an ninh năng lượng. Trung Quốc là quốc gia đông dân hàng đầu thế giới và là quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu.

Chỉ khai thác tài nguyên trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu của 1,4 tỷ dân, đặc biệt khi Trung Quốc đang phát triển ngày một nhanh chóng. Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn dầu mỏ và khí đốt từ các quốc gia đối tác như Nga hay Ả Rập Saudi.

Khác với khí đốt Nga có thể cung ứng cho Trung Quốc qua đường ống, dầu mỏ cần được vận chuyển qua đường biển. Các tuyến đường biển quan trọng đối với giao thương đều do Mỹ và đồng minh kiểm soát, tạo ra thách thức với an ninh năng lượng của Trung Quốc.

Nhận ra vấn đề này, Trung Quốc trong những năm qua đã tích cực thúc đẩy Sáng kiến Vành Đai Con Đường (BRI), nhằm xây dựng các tuyến đường vận chuyển hàng hóa mới vượt tầm kiểm soát của Mỹ.

Xét trên quy mô chiến lược, Sáng kiến BRI không thể hoàn thành mà không có vai trò của Afghanistan. Quốc gia Trung Á này không chỉ giáp biên giới Trung Quốc mà còn nằm ở khu vực chiến lược, kết nối Trung Đong, Trung Á và Nam Á.

Theo báo Nga, điều đó có nghĩa là Afghanistand đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc. Khác với những bất ổn trong hàng chục năm qua, Taliban tiếp quản Afghanistan phần nào đã đưa ổn định trở lại, giảm bớt nguy cơ khủng bố ở biên giới với Trung Quốc.

Khi Afghanistan ổn định, Trung Quốc có động lực để đầu tư vào quốc gia sở hữu một lượng lớn dầu mỏ và hàng tỷ m3 khí đốt tự nhiên. Đối với Taliban, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài rất cần thiết để giúp tái thiết đất nước sau chiến tranh.

Thông qua thỏa thuận, Trung Quốc cam kết tôn trọng tình hình chinh trị ở Afghanistan, theo nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ của nước khác.

Theo quan điểm của Trung Quốc, đầu tư vào Afghanistan giúp quốc gia láng giềng ổn định hơn thông qua sự thịnh vượng. Đây là yếu tố tích cực và khác biệt mà Trung Quốc tạo ra so với hơn 20 năm Mỹ sa lầy trong chiến tranh ở Afghanistan, theo RT.

Nguồn: [Link nguồn]

Taliban tiết lộ vụ hành quyết công khai đầu tiên kể từ khi Mỹ rời Afghanistan

Người thực hiện vụ hành quyết công khai đầu tiên kể từ khi Mỹ rời Afghanistan không phải là các tay súng, theo phát ngôn viên của Taliban.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - RT ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN