Phi hành gia bị kẹt trong vũ trụ, trở về thì quốc gia của mình đã không còn
Sergei Krikalev đang ở trong vũ trụ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Không thể trở về nhà, phi hành gia này đã mắc kẹt trên tàu vũ trụ gấp đôi quãng thời gian dự kiến.
Phi hành gia Liên Xô cuối cùng Sergei Krikalev.
Theo RBTH, trong khi xe tăng tiến vào Quảng trường Đỏ ở Moscow, người dân xây thành lũy trên cầu, Mikhail Gorbachev và Liên Xô dần trở thành quá khứ, phi hành gia Sergei Krikalev lại đang trong vũ trụ.
Trạm vũ trụ Mir, cách mặt đất 350km là ngôi nhà tạm thời của Krikalev. Phi hành gia này được biết đến với biệt danh “công dân cuối cùng của Liên Xô”.
Khi Liên Xô chia tách thành 15 quốc gia độc lập vào năm 1991, Krikalev nhận được tin xấu rằng mình chưa thể trở về nhà. Quốc gia đưa phi hành gia này lên vũ trụ đơn giản đã không còn tồn tại.
Chuyện gì đã xảy ra?
Người dân vẫy chào xe tăng treo cờ Nga.
4 tháng trước, Krikalev, 33 tuổi, là một kỹ sư, được đưa lên trạm vũ trụ Mir từ sân bay vũ trụ Baykonur ở Kazakhstan. Nhiệm vụ của Krikalev lẽ ra chỉ kéo dài 5 tháng. Phi hành gia này không được hướng dẫn để ở lại lâu hơn thời gian trên.
Và đó là lúc có biến động ở Liên Xô. “Đối với chúng tôi, chuyện này xảy ra thật bất ngờ”, Krikalev nhớ lại. “Chúng tôi không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Chúng tôi nghĩ xem chuyện này ảnh hưởng thế nào đến cả ngành công nghiệp vũ trụ”.
Krikalev nhận được thông điệp từ mặt đất rằng có biến động xảy ra, không có tiền để đưa phi hành gia trở về mặt đất. Một tháng sau, mọi chuyện vẫn như vậy, Krikalev được yêu cầu ở lại lâu hơn. “Quãng thời gian đó thật khó khăn. Không phải vấn đề sức khỏe, mà là các quốc gia chia rẽ nên vấn đề ngân sách cũng rất khó khăn”, Krikalev kể lại.
Gần một năm dài chờ đợi
Krikalev mắc kẹt trên trạm vũ trụ suốt 10 tháng, gấp đôi thời gian dự kiến ban đầu.
Trên thực tế, Krikalev luôn có thể chủ động trở về mặt đất vì có thiết bị phóng mang tên Raduga, được thiết kế trên trạm vũ trụ để phi hành gia sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Nhưng điều đó có nghĩa là trạm vũ trụ Mir sẽ bị bỏ hoang. “Tôi nghĩ về việc bảo vệ nơi này, công trình nghiên cứu này. Tôi không dám chắc mình có đủ sức không”, Krikalev kể lại.
Ở lại trạm vũ trụ lâu hơn đồng nghĩa Krikalev đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe hơn. Phi hành gia này đã phải ở lại trong vũ trụ 311 ngày, hay 10 tháng.
Nước Nga hình thành sau thời Liên Xô gặp muôn vàn khó khăn, buộc phải bán chỗ trên trạm vũ trụ để trang trại chi phí. Áo mua chỗ cho phi hành gia với giá 7 triệu USD, Nhật Bản mua chỗ với giá 12 triệu USD để đưa phóng viên lên vũ trụ.
Điều đó có nghĩa là Krikalev bị buộc phải ở lại trông coi trạm vũ trụ, vì không còn phi hành gia nào khác có kinh nghiệm. Có lúc Krikalev đề nghị gửi lên trạm vũ trụ mật ong, nhưng thay vào đó chỉ nhận được quả chanh và cải ngựa.
Ngày trở về
Krikalev cuối cùng cũng trở về Trái đất vào ngày 25.3.1992, sau khi Đức trả 24 triệu USD để mua vé thay thế cho phi hành gia Liên Xô cuối cùng.
Khi Krikalev trở về, những gì người ta thấy là phi hành gia mặc bộ đồ có in 4 chữ cái “USSR” (Liên Xô) và lá cờ Liên Xô màu đỏ thêu trên bộ quần áo.
Một báo cáo mô tả ngoại hình của Krikalev "nhợt nhạt như bột và nhễ nhại mồ hôi, giống như một ‘cục bột ướt’". Đến lúc đó cả thế giới đã biết tin về người đàn ông là “nạn nhân trong vũ trụ”.
Krikalev sau này là phi hành gia Nga đầu tiên bay trên tàu con thoi của NASA.
4 người đàn ông giúp Krikalev đứng dậy, phủ áo choàng lên người phi hành gia. Thành phố Arkalykh, nơi Krikalev hạ cánh đã không còn thuộc Liên Xô, thay vào đó là quốc gia độc lập Kazakhstan.
Thành phố nơi Krikalev sinh sống không còn gọi là Leningrad, mà đổi tên thành St. Petersburg.
Trong quãng thời gian ở trạm vũ trụ, Krikalev đã bay được 5.000 vòng quanh Trái đất. Quốc gia hình thành ở nơi Krikalev sinh sống là nước Nga sau này.
Trả lời cuộc họp báo khi đó, Krikalev nói mình sinh ra ở Nga, nên muốn được trở về Nga. Krikalev trở về quê nhà với danh hiệu anh hùng nước Nga. Hai năm sau, phi hành gia này lại tham gia vào một sứ mệnh không gian khác, là phi hành gia Nga đầu tiên bay trên tàu con thoi của NASA.
Krikalev cũng có cơ hội đặt chân lên trạm vũ trụ quốc tế còn tồn tại đến ngày nay. Krikalev hiện đã nghỉ hưu và ở độ tuổi 61.
Nguồn: [Link nguồn]
Chiếc dù để đỡ trọng lượng trái bom khiến Liên Xô phải dùng hết toàn bộ sản lượng nilon trong năm 1961.