Phi công Liên Xô cuối cùng kể về chuyện bắn rơi hàng loạt máy bay Mỹ ở Triều Tiên

Trong suốt một thời gian dài, việc Liên Xô trực tiếp can thiệp vào các cuộc không chiến trên bầu trời Triều Tiên giai đoạn năm 1950-1953, được giữ bí mật trong khi Mỹ đã đoán rằng có phi công Liên Xô trực tiếp tham chiến.

Tiêm kích MiG-15 của Liên Xô.

Tiêm kích MiG-15 của Liên Xô.

Theo Spunik, người Mỹ từng hết sức hoài nghi, không rõ làm cách nào các phi công thiếu kinh nghiệm của Trung Quốc và Triều Tiên lại có thể bắn rơi vô số máy bay Mỹ.

Cuối tuần trước, Nga kỷ niệm ngày đặc biệt dành riêng cho các cựu quân nhân Liên Xô tham chiến ở khắp nơi trên thế giới trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Phóng viên Nga nhân dịp này đã phỏng vấn cựu phi công, thiếu tướng Sergei Kramarenko.

Kramarenko, 97 tuổi, là phi công Liên Xô cuối cùng còn sống đến ngày nay, từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. Dù tuổi cao, Kramarenko vẫn nhớ như in những ngày tháng chiến đấu, từ giai đoạn cao trào trong Thế chiến 2.

“Đến khi Thế chiến 2 khép lại, chúng tôi đã vượt xa người Đức về khả năng không chiến. Chúng tôi bước vào Chiến tranh Triều Tiên với một nền tảng tốt và được trang bị đầy đủ. Đó là lý do chúng tôi vượt trội hơn phi công Mỹ”, Kramarenko nói.

Kramarenko trong Thế chiến 2.

Kramarenko trong Thế chiến 2.

Cá nhân Kramarenko cho rằng phi công Mỹ không giỏi như phi công Đức. Phi công Mỹ thường né tránh giao tranh, không quyết liệt trong chiến đấu. Ở thời điểm chiến tranh Triều Tiên, các tiêm kích MiG-15 của Liên Xô còn vượt trội hơn tiêm kích F-86 của Mỹ, Kramarenko nói.

Tháng 11.1950, Kramarenko cùng 31 phi công Liên Xô khác âm thầm sang Trung Quốc đào tạo các phi công cho cuộc chiến tranh Triều Tiên. Một trong những ưu tiên hàng đầu của các phi công Liên Xô là tìm hiểu thông tin về tiêm kích Sabre của Mỹ, từ đó đề ra các phương án đối phó.

Phi công Liên Xô chỉ thực sự tham chiến trên bầu trời Triều Tiên vào năm 1951. Kramarenko nói ông tham gia nhiệm vụ chiến đấu vào ngày 1.4.1951.

Tiêm kích F-86 Sabre của Mỹ.

Tiêm kích F-86 Sabre của Mỹ.

“Chúng tôi đánh chặn một phi đội máy bay trinh sát có tiêm kích hộ vệ của Mỹ”, Kramarenko nhớ lại. Ở độ cao 7.000 mét, chúng tôi thấy máy bay địch ở phía trước. Máy bay trinh sát của họ có hai động cơ, theo sát là 8 tiêm kích, chia làm hai phi đội”.

Kramarenko nói phi đội của ông khi đó chỉ có 4 chiếc MiG. “Tôi ra lệnh chiến đấu”, Kramarenko nói. Vừa điều khiển máy bay, Kramarenko vừa quan sát trận chiến để đưa ra chỉ dẫn trực tiếp cho các đồng đội.

Kramarenko cũng tham gia vào trận chiến khốc liệt ngày 12.4.1951. Đó là ngày mà phi công Mỹ gọi là “Thứ Năm đen tối”. 30 chiếc MiG-15 tấn công phi đội oanh tạc cơ B-29 của Mỹ với 100 tiêm kích F-80 và F-84.

Oanh tạc cơ B-29.

Oanh tạc cơ B-29.

Trong ngày đó, các tiêm kích MiG-15 bắn rơi nhiều oanh tạc cơ B-29 mà không hứng chịu bất cứ tổn thất nào. Bộ Chỉ huy Mỹ khi đó bị sốc đến mức ngừng ngay các hoạt động ném bom ở Triều Tiên để điều tra nguyên nhân.

“Trong trận đó, chúng tôi bắn rơi 25 trong số 48 chiếc B-29”, Kramarenko nói. Các máy bay Mỹ khi đó nhắm đến cây cầu trên sông Áp Lục, nối liền Trung Quốc và Triều Tiên. Các phi công MiG-15 thực hành tấn công một cách thuần thục bằng cách bổ nhào từ trên xuống.

Kramarenko cũng có lần chạm trán với phi công ưu tú (ACE) của Mỹ. Đó là Glenn Eagleston, chỉ huy phi đội số 334.

Kramarenko năm nay 97 tuổi.

Kramarenko năm nay 97 tuổi.

“Eagleston bay theo đội hình 3 chiếc. Hai phi công hỗ trợ anh ta ở hai bên sườn để anh ta chủ động tấn công. Chúng tôi đã có màn rượt đuổi căng thẳng và tôi đã bắn rơi máy bay của anh ta”, Kramarenko kể lại. “Eagleston bị thương và tôi nghe tin rằng anh ấy được đưa về Mỹ, không bao giờ bay một lần nào nữa”.

Ngày 17.1.1952, Kramarenko cuối cùng cũng bị bắn rơi. Ông nhảy dù xuống một cánh rừng ở Triều Tiên. Ông được người địa phương tìm thấy, đưa về làng chăm sóc.

Ngày hôm sau, có xe chở Kramarenko ra sân bay. Đó cũng là lần cuối cùng ông tham chiến trước khi về Liên Xô. Theo báo Nga, trong số các phi công Liên Xô được đưa sang Triều Tiên tham chiến, có 8 người thiệt mạng và tổn thất 12 máy bay. Họ bắn rơi tổng cộng 50 máy bay ném bom Mỹ và một số lượng không xác định các tiêm kích.

Về phần mình, Kramarenko nói ông bắn rơi 21 máy bay đối phương, chỉ được công nhận 13 lần vì số còn lại rơi xuống biển.

Những lần phi công Mỹ bỏ mạng vì xâm phạm không phận Liên Xô

Chiến đấu cơ Liên Xô từng không ít lần đụng độ với chiến đấu cơ Mỹ thời Chiến tranh Lạnh, và không phải lúc nào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Star ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN