Phát hiện vụ nổ trong vũ trụ lớn nhất, tạo năng lượng bằng Mặt trời thắp sáng 10 tỷ năm

Một vụ nổ dữ dội diễn ra trong thiên hà cách Trái đất 7 tỷ năm ánh sáng, mạnh đến mức các nhà khoa học ở Trái đất cũng ghi nhận được.

Vụ nổ được ghi nhận xảy ra ở một thiên hà rất xa xôi, cách Trái đất 7 tỷ năm ánh sáng.

Vụ nổ được ghi nhận xảy ra ở một thiên hà rất xa xôi, cách Trái đất 7 tỷ năm ánh sáng.

Theo Daily Mail, ánh sáng sinh ra từ vụ nổ được gọi là chớp tia gamma (GRB) với cường độ chỉ trong vài giây bằng nguồn năng lượng cần để thắp sáng Mặt trời trong 10 tỷ năm.

Các nhà khoa học tại Đại học Curtin ở Tây Úc và 300 nhà khoa học khác trên khắp thế giới đã có phát hiện trên.

Vụ nổ tia gamma là sự kiện năng lượng lớn nhất trong vũ trụ kể từ thời vụ nổ Big Bang, đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Gemma Anderson, cho biết.

Do vụ nổ xảy ra ở rất xa nên chỉ có thể được phát hiện khi các chùm tia hướng thẳng về Trái đất. “Vụ nổ có thể bắt nguồn từ một ngôi sao rất lớn, kết quả là tạo thành hố đen”, Anderson nói.

GRB tạo ra năng lượng cực mạnh, chỉ tồn tại vài giây hoặc ít phút ngắn ngủi nhưng nhờ năng lượng sản sinh lớn mà các nhà khoa học có thể phát hiện GRB từ khoảng cách rất xa.

Vụ nổ tạo ra năng lượng thắp sáng Mặt trời liên tục trong 10 tỷ năm.

Vụ nổ tạo ra năng lượng thắp sáng Mặt trời liên tục trong 10 tỷ năm.

GRB tới Trái đất vào ngày 14.1.2019 và được hai vệ tinh không gian phát hiện. Nó được đặt tên là GRB 190114C và trong 22 giây, thông tin được gửi tới các nhà thiên văn học trên khắp thế giới.

Các kính viễn vọng trên thế giới sau đó lần theo GRB, xác định nguồn phát ra vụ nổ là từ một thiên hà cách Trái đất 7 tỷ năm ánh sáng.

Các nhà nghiên cứu kì vọng hiện tượng trên có thể làm giúp sáng tỏ các hiện tượng vật lý dẫn đến các vụ nổ phát sáng và tạo ra các hố đen.

Con người đạt mốc quan trọng mới trong lịch sử khám phá vũ trụ

Hai thành viên thuộc đội phi hành gia toàn nữ của NASA đã làm nên lịch sử khi trở thành những người phụ nữ đầu tiên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN