Phát hiện thêm loài người khác tồn tại song song chúng ta suốt 200.000 năm

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Họ có thể là loài sống thọ nhất trong chi Người, là tổ tiên trực hệ của người lùn Hobbit, vẫn tồn tại âm thầm trên một hoang đảo suốt phần lớn lịch sử của loài người hiện đại.

Chân dung một người Homo Erectus - ảnh: SCIENCE PHOTO LIBRARY

Chân dung một người Homo Erectus - ảnh: SCIENCE PHOTO LIBRARY

Nghiên cứu đứng đầu bởi giáo sư Russell Ciochon từ Đại học Iowa (Mỹ) khẳng định rằng trên một hòn đảo bí ẩn ở Đông Nam Á, người Homo ecrectus, giống người được cho là rất cổ, rất kém phát triển, đã âm thầm tồn tại sau vài trăm ngàn năm bị coi là tuyệt chủng trên toàn thế giới.

Cận cảnh công trình khảo cổ tại đảo Java - ảnh: IOWA UNIVERSITY

Cận cảnh công trình khảo cổ tại đảo Java - ảnh: IOWA UNIVERSITY

Homo ecrectus được cho là một loài rất sơ khai của chi Người, và là loài đầu tiên biến đứng thẳng, đã lang thang trên trái đất từ 2 triệu năm trước. Họ được cho là tuyệt chủng từ 400.000-500.000 năm trước, từ trước khi loài Homo sapiens, còn gọi là "người hiện đại" hay "người tinh khôn", tức là chúng ta, xuất hiện.

Thế nhưng, nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature này khẳng định những phần hài cốt Homo ecrectus mới nhất mà nhóm khoa học gia tìm thấy ở khu vực Ngandong trên đảo Java (Indonesia) chỉ từ 117.000-108.000 năm tuổi. Điều này cho thấy họ không biến mất như chúng ta tưởng. Với tuổi đời trên 300.000 năm của loài Homo sapiens chúng ra, có thể nói loài người cổ này đã âm thầm tồn tại song song với chúng ta trong suốt 200.000 năm.

Đó đã luôn là một sự tồn tại giấu mặt. Trong DNA nhiều người hiện đại còn dấu vết 2 loài người cổ là Neanderthals và Denisovans, bắt nguồn từ các cuộc hôn phối khác loài của tổ tiên. Nhưng dấu vết Homo erectus thì không. Đó là vì dường như từ khi con người ra đời, toàn bộ Homo erectus còn lại trên trái đất đã giấu mình ở đảo Java, khi đó còn hoang sơ và không có dấu chân một Homo sapiens nào.

Tổ tiên của nhóm người này, mà những gì còn sót lại là 12 hộp sọ và 2 chiếc xương cẳng chân, đã định cư trên Java trong khoảng 1 triệu năm. Những Homo erectus cuối cùng này có vẻ đã cùng chết trong thảm họa, dựa vào các đặc điểm của nơi họ được tìm thấy: một cơn lũ bùn quét sạch tất cả trên đường đi, có thể do mưa lớn hay núi lửa, cuốn họ vào những ngóc ngách thẳm sâu nhất ở hạ nguồn sông Solo.

Giáo sư Russell Ciochon bên những hộp sọ của loài người cổ xưa này được tìm thấy tại Java - ảnh: IOWA UNIVERSITY

Giáo sư Russell Ciochon bên những hộp sọ của loài người cổ xưa này được tìm thấy tại Java - ảnh: IOWA UNIVERSITY

Như vậy loài người này đã tồn tại trên trái đất tận 1,9 triệu năm, có thể là thời gian lâu nhất mà một loài thuộc chi Người đã sống còn.

Tuy nhiên trước khi tuyệt diệt, họ đã kịp để lại con cháu trên một số hòn đảo Đông Nam Á khác, những người đã tiến hóa thành Homo floresiensis, tức những "người lùn Hobbit" nổi tiếng đã đi vào văn học, phim ảnh. Tiếc rằng người Hobbit cũng đã tuyệt chủng vì thảm họa thiên nhiên.

Mãi tận 39.000 năm về trước, những Homo sapiens đầu tiên mới đặt chân lên đảo Java, khiến hòn đảo hoang sơ này một lần nữa có dân cư. Các nhà khoa học tin rằng thời đó, vào một số thời điểm trong năm, mực nước biển đủ thấp để làm lộ ra các cây cầu đất nối liền lục địa và một số đảo ở khu vực Đông Nam Á, giúp người cổ đại tìm kiếm các miền đất mới.

Sốc với ”sinh vật mới” khiến 8 loài người khác tuyệt chủng

300.000 năm về trước, có tổng cộng 9 loài người sinh sống trên trái đất, nay chỉ còn 1. "Thủ phạm" chính là loài...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo A. Thư (Theo BBC, The Guardian, Nature) ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN