Phát hiện tảng băng xanh lá khổng lồ tiến về phía Nam Cực
Tảng băng bí ẩn đang khiến các nhà khoa học NASA “đau đầu”.
Ảnh chụp ngày 5.3 cho thấy tảng băng xanh khổng lồ đang tiến về Cảng Granite, Nam Cực
NASA mới đây công bố những hình ảnh cho thấy một tảng băng màu xanh kì lạ ngoài khơi bờ biển Nam Cực.
Cụ thể, các hình ảnh được chụp ở Cảng Granite, gần biển Ross.
Theo nhà nghiên cứu khí hậu biển Jan Lieser, màu xanh kỳ lạ nhiều khả năng có thể là do thực vật phù du mắc kẹt trong vùng nước đóng băng.
Màu xanh kỳ lạ nhiều khả năng có thể là do thực vật phù du mắc kẹt trong vùng nước đóng băng
Thực vật phù du trên bề mặt nước có thể làm tan băng biển. Những loài thực vật biển cực nhỏ này, còn được gọi là vi tảo, thường phát triển mạnh ở vùng biển xung quanh Nam Cực vào mùa xuân và mùa hè, khi băng ở bờ biển tan dần và có nhiều ánh sáng mặt trời.
Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được sự xuất hiện của tảng băng thực vật phù du khổng lồ, lớn đến mức có thể nhìn thấy từ không gian này.
Băng, gió, ánh sáng mặt trời, chất dinh dưỡng có sẵn và động vật ăn thịt ở khu vực đều mang tính chất quyết định xem thực vật phù du phát triển đến mức nào. Những yếu tố trên có thể đã kết hợp với nhau, tạo ra số lượng thực vật phù du đủ lớn để có thể nhìn thấy từ không gian.
Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được sự xuất hiện của tảng băng thực vật phù du khổng lồ, lớn đến mức có thể nhìn thấy từ không gian này
NASA đặt ra câu hỏi trên website: "Liệu những loại thực vật phù du “nở muộn” này có tạo hạt giống cho mùa xuân tới? Nếu vi tảo hòa vào băng và vẫn còn ngủ đông, thì chúng sẽ đi đâu sau mùa đông?"
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ hy vọng một cuộc thám hiểm dự kiến vào tháng 4.2017 đến khu vực sẽ giải đáp những câu hỏi của họ.