Phát hiện sửng sốt nhất 5 thập kỷ ở Ai Cập

Một ngôi đền Mặt trời bị lãng quên có niên đại cách đây 4.500 năm ở Ai Cập, từng được phát hiện cách đây 50 năm, đến nay mới chính thức được xác nhận.

Minh họa đền thờ thần Mặt trời ở Ai Cập cổ đại.

Minh họa đền thờ thần Mặt trời ở Ai Cập cổ đại.

Theo The Sun, các nhà khảo cổ học phát hiện dấu tích của ngôi đền Mặt trời ở Abu Gorab, phía nam Cairo. Đây được coi là phát hiện lớn nhất trong 5 thập kỷ ở Ai Cập.

Các nhà khảo cổ cho rằng, có 6 đền thờ Mặt trời được xây dựng ở Ai Cập thời cổ đại. Đến nay chỉ có hai đền thờ mới được tìm thấy.

Các kim tự tháp được Pharaoh Ai Cập xây dựng để làm nơi an nghỉ, bắt đầu cuộc sống mới ở thế giới bên kia. Trong khi đó, các ngôi đền Mặt trời được xây dựng nhằm biến Pharaoh trở thành các vị thần.

Các nhà khảo cổ tìm thấy tàn tích của ngôi đền Mặt trời do Pharaoh Nyuserre Ini xây dựng. Nyuserre Ini là vị vua Ai Cập trị vì khoảng 30 năm, vào thế kỷ 25 trước Công nguyên.

Điều tra sâu hơn cho thấy một cơ sở cũ hơn được làm bằng gạch bùn cho thấy một tòa nhà đã tồn tại trước đây tại địa điểm này.

Các nhà khảo cổ khai quật ở nơi từng là ngôi đền cổ xưa.

Các nhà khảo cổ khai quật ở nơi từng là ngôi đền cổ xưa.

Các chuyên gia sau đó đã phát hiện ra phần chân cột đá vôi trắng sâu tới 2 mét mà họ cho rằng cấu trúc ban đầu là "khá ấn tượng".

Phó giáo sư Ai Cập học tại Học viện Khoa học ở Warsaw, Ba Lan, tiến sĩ Nuzzolo, người chuyên tìm hiểu về đền thờ Mặt trời, nói: “Mỗi vị vua Ai Cập đều muốn có một kim tự tháp để bắt đầu cuộc sống mới ở thế giới bên kia, nhưng điều này là chưa đủ đối với các vị vua thuộc triều đại thứ năm. Họ muốn một thứ gì đó hơn thế nữa, cho xây đền thờ Mặt trời với mong muốn trở thành các vị thần”.

Thần Mặt trời (thần Ra) là vị thần quyền năng nhất ở Ai Cập cổ đại, do đó các ngôi đền được xây dựng để thờ vị thần này. Pharaoh mong muốn được thần Ra trao cho quyền năng trở thành vị thần.

Thần Ra của người Ai Cập cổ đại có hình dạng thân người, đầu chim ưng.

Thần Ra của người Ai Cập cổ đại có hình dạng thân người, đầu chim ưng.

Mỗi ngôi đền Mặt trời có một sân lớn bao gồm tháp cao, giống như kim tự tháp, đặt song song với trục đông-tây của Mặt trời. Công trình này được thiết kế sao cho vào ngày hạ chí, mặt trời mọc và chiếu ánh sáng qua lối vào của đền thờ và phủ ánh sáng lên tháp vào lúc rạng đông. Đến chiều tối, mặt trời lặn ở phía đối diện của ngôi đền.

Tiến sĩ Nuzzolo tập trung nghiên cứu một trong những ngôi đền Mặt trời đã được biết đến, được vua Nyuserre xây dựng ở Abu Goab. Pharaoh Nyuserre trị vì Ai Cập trong khoảng 30 năm, vào thế kỷ 25 trước Công nguyên, tức là cách đây hơn 4.500 năm.

Trong quá trình khai quật, tiến sĩ Nuzzolo phát hiện một cấu trúc nền cổ hơn được làm bằng gạch bùn, cho thấy có một công trình đã tồn tại trước đây tại địa điểm này.

Theo tiến sĩ Nuzzolo, các nhà khảo cổ làm lộ ra phần chân cột bằng đá vôi trắng sâu khoảng 60cm, có nghĩa là công trình được xây dựng tại địa điểm này là “khá ấn tượng”.

“Sau 50 năm, chúng tôi đã có bằng chứng rằng nơi này chính là ngôi đền Mặt trời bị lãng quên”, tiến sĩ Nuzzolo nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Người Ai Cập cổ ướp xác theo cách của nền văn minh lớn hơn, có thể hồi sinh người chết?

Một trong những giả thuyết rất được chú ý là liệu công nghệ ướp xác có tồn tại trước thời Ai Cập cổ đại hay...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Sun ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN