Phát hiện sốc về khả năng nuốt chửng rắn độc của người cổ đại

Các nhà khảo cổ vô cùng kinh ngạc khi tìm thấy bên trong phân hóa thạch của người cổ đại cách đây 1.500 năm có chứa phần còn lại của một con rắn độc.

Phát hiện sốc về khả năng nuốt chửng rắn độc của người cổ đại - 1

Mẫu phân hóa thạch của người cổ đại được tìm thấy ở Mỹ

Nhóm nghiên cứu đại học Texas A&M, dẫn đầu bởi giáo sư khảo cổ Elanor Sonderman, phát hiện ra điều kỳ lạ khi kiểm tra phân hóa thạch (niên đại 1.500 năm) được tìm thấy tại khu vực Conejo Shelter, tây nam bang Texas, Mỹ.

Bên trong hóa thạch, họ phát hiện phần còn lại của một con rắn thuộc họ rắn đuôi chuông. Căn cứ vào đó, các nhà khảo cổ khẳng định người cổ đại đã nuốt nguyên cả con rắn độc mà không cần nấu chín.

"Phân tích cho thấy phần xương, vảy và răng nanh của một con rắn chuông họ Viperidae xuất hiện trong phân hóa thạch của người cổ đại. Vì nó còn nguyên vẹn nên chúng tôi khẳng định con rắn bị nuốt chửng", các nhà khảo cổ cho hay.

Phát hiện sốc về khả năng nuốt chửng rắn độc của người cổ đại - 2

Rắn đuôi chuông là một loài rắn cực độc, nhưng có con từng bị người cổ đại nuốt chửng

Nhóm nghiên cứu cho rằng mẫu phân hóa thạch thuộc về nhóm người cổ đại Ancestral Puebloans (Tổ tiên của người da đỏ). Họ là một phần của nền văn hóa bản địa Mỹ, từng phân bố ở các vùng thuộc bang Utah, Arizona, New Mexico và Colorado.

Trang Gizmodo (Mỹ) đặt câu hỏi với giáo sư Sonderman về khả năng phần xương của con rắn vô tình rơi vào phân người rồi sau đó mới hóa đá. Nhưng người dẫn đầu nhóm nghiên cứu của đại học Texas A&M khẳng định khả năng đó khó xảy ra.

Cậu bé Colombia đi chơi, tìm ra hóa thạch quý 90 triệu tuổi

Các nhà khoa học đang cố gắng tìm lại liên lạc với cậu bé để khen thưởng vì thành tích xuất sắc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - The Sun ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN