Phát hiện sinh vật hồi sinh sau 24.000 năm đông cứng dưới băng
Các nhà nghiên cứu Nga đã dùng phương pháp định tuổi bằng carbon phóng xạ và xác định rằng loài vật mà họ lấy lên từ lớp băng vĩnh cửu đã 24.000 năm tuổi.
Một trùng bánh xe đã sống suốt 24.000 năm trong lớp băng vĩnh cửu Bắc Cực. Ảnh: CNN
Luân trùng bdelloid (trùng bánh xe) được đặt tên dựa theo vòng lông nhỏ giống bánh xe bao quanh miệng, có chiều dài từ 0,1 đến 0,5 mm.
Các nhà khoa học Nga mới đây đã tìm thấy những sinh vật nhỏ bé này trong một lõi đất đóng băng được khai thác từ lớp băng vĩnh cửu ở Siberia bằng cách dùng dàn khoan. Nhờ phương pháp carbon, họ xác định tuổi của mẫu vật khoảng từ 23.960 đến 24.485.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu phân tách và phân tích mẫu đất đóng băng vĩnh cửu để đảm bảo chúng không nhiễm vi sinh vật hiện đại. Sau đó, họ đặt một mẩu đất vào đĩa cạn chứa môi trường phù hợp và chờ cho tới khi chúng sống lại, bắt đầu di chuyển và nhân lên.
Loài sinh vật đa bào không xương sống này chỉ có giống cái, nổi tiếng vì khả năng chống lại tia phóng xạ và chịu được môi trường khắc nghiệt, không có thức ăn và ít ô xy.
Những sinh vật nhỏ bé nhưng cứng cỏi này có ống tiêu hóa hoàn chỉnh gồm miệng và hậu môn. Chúng có thể sống trong môi trường khắc nghiệt nhờ cơ chế “đóng băng” mọi hoạt động và hầu như dừng trao đổi chất.
Đây không phải là lần đầu tiên sự sống cổ xưa được hồi sinh từ môi trường sống bị đóng băng vĩnh cửu.
Rêu Nam Cực đã được trồng lại thành công từ mẫu rêu 1.000 tuổi được băng bao phủ suốt 400 năm. Hoa campion sống đã được tái tạo từ mô hạt nằm trong bụng sóc Bắc Cực được bảo quản ở lớp băng vĩnh cửu 32.000 năm tuổi.
Giun tròn cũng được hồi sinh từ lớp băng vĩnh cửu tại hai nơi ở đông bắc Siberia sau khi nằm trong lớp trầm tích hơn 30.000 tuổi.
Các động vật có vú đã chết từ lâu nhưng được bảo quản tốt, như loài gấu hang và ma mút tuyệt chủng, cũng được khai quật từ băng vĩnh cửu – lớp băng đang tan ở một số nơi do khủng hoảng khí hậu.
Tổ chức sinh vật còn sống khi tách ra từ lớp đất đóng băng vĩnh cửu thường đại diện cho mô hình tốt nhất để nghiên cứu cryobiology và có thể cung cấp manh mối quý giá về cơ chế cho phép chúng tồn tại. Những cơ chế đó có thể được thử nghiệm trong thí nghiệm bảo quản đông lạnh với tế bào, mô và nội tạng con người.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa con người có thể phỏng theo khả năng đông cứng và phục hồi của luân trùng trong tương lai gần.
Nguồn: [Link nguồn]
Con người vẫn không ngừng tiến hóa, nhất là khi đối diện với thảm họa. DNA từ 36 người chết vì dịch hạch trong ngôi...