Phát hiện ‘quái vật’ khổng lồ, ra đời từ trò bi-a giữa các thiên hà
Một hố đen khổng lồ đang xé toạc vũ trụ, tạo nên một vệt dài những vì sao mới ra đời dài 200.000 năm ánh sáng.
Hình ảnh đồ hoạ về hố đen chạy trốn. (Ảnh: NASA)
“Quái vật” siêu khổng lồ - có khả năng sinh ra từ trò chơi bi-a kỳ lạ giữa các thiên hà – đang lao vào bóng tối và tạo nên những đám mây khí trên đường nó đi qua.
Theo quan sát từ kính viễn vọng Hubble của NASA, lực đẩy đáng kinh ngạc mà nó tạo ra đang tạo nên một vệt sao mới.
“Chúng tôi đang nhìn thấy một sự tỉnh giấc sau hố đen, khi khí nguội đi và các vì sao mới hình thành. Thứ chúng tôi thấy là kết quả của nó. Giống như vệt nước sau đuôi tàu, chúng tôi đang thấy vệt sau hố đen”, nhà thiên văn học Pieter van Dokkum công tác tại ĐH Yale, cho biết.
Hố đen này có trọng lượng ước tính lớn gấp 20 triệu lần Mặt trời của chúng ta.
Lý thuyết hợp lý nhất là 2 dải ngân hà có thể đã hợp nhất từ cách đây khoảng 50 triệu năm, tạo nên 2 hố đen siêu lớn, quay quanh nhau một cách hài hoà.
Tuy nhiên, một thiên hà thứ ba đã lao vào hố đen của chính nó, tạo nên cảnh tượng hỗn loạn, khiến một thiên hà bị đẩy ra với tốc độ cực lớn, đủ nhanh để vượt qua quãng đường tương đương từ Trái đất đến Mặt trăng trong vòng 14 phút.
Các nhà khoa học cho biết, không có lý do gì để lo lắng về Trái đất, vì hiện tượng này diễn ra ở rất xa và cách đây rất lâu. Hiện tượng này được phát hiện nhờ vệt ánh sáng sinh ra từ đó.
Dù đây là hố đen bị xé toạc đầu tiên từng được phát hiện, nhưng có thể nó không phải duy nhất, NASA cho biết.
Kính viễn vọng không gian Nancy Grace Roman sẽ bắt đầu hoạt động từ cuối thập kỷ này, giúp các nhà thiên văn học có cái nhìn bao quát hơn về vũ trụ, từ đó có thể giúp phát hiện thêm nhiều vệt sao như vậy.
Cái chết của Yuri Gagarin – phi hành gia đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ – đến nay vẫn là điều bí ẩn.
Nguồn: [Link nguồn]