Phát hiện ngỡ ngàng về những sinh vật khổng lồ từng sống ở sa mạc Sahara
Tưởng chừng như đó là lời mở đầu cho một bộ phim khoa học viễn tưởng nhưng một nghiên cứu mới đã hé lộ về những loài sinh vật biển khổng lồ từng sống ở nơi ngày nay gọi là sa mạc Sahara.
Rắn biển từng sống ở sa mạc Sahara dài tới 12 mét.
Theo CNN, nghiên cứu mới tìm hiểu về Sahara, bao phủ vùng đất rộng lớn ở Tây Phi, cho thấy cách đây khoảng 100-50 triệu năm, khu vực này là một vùng biển sâu 50 mét.
Vùng nước ấm và nông là nhà của một số loài cá trê dài 1,5 mét hay rắn biển dài 12 mét, lớn nhất trong lịch sử. Sa mạc Sahara khắc nghiệt nhất thế giới ngày nay vẫn còn ẩn chứa nhiều hóa thạch cổ xưa mà các nhà khoa học chưa khám phá hết.
“Hệ sinh thái cổ xưa ở Sahara bao gồm nhiều động vật biển như Crocodyliformes, Serpentes và Amiidae. Chúng đều là những sinh vật to lớn nhất”, nghiên cứu viết. Nói cách khác, đó là những loài sinh vật biển giống như cá sấu, rắn và những con cá gớm ghiếc, đều có khả năng đi săn cừ khôi.
Nhưng vì sao vùng sa mạc này lại từng là nơi sinh sống của những loài sinh vật biển khổng lồ? Vùng biển cổ xưa trải dài từ Algeria cho đến khu vực ngày nay gọi là Nigeria, nằm tách biệt so với các vùng biển rộng lớn hơn.
Kết quả là nhiều loài sinh vật săn mồi ở đây cứ thế phát triển mà không bị kìm hãm, dẫn đến kích thước to lớn khổng lồ. Các nhà nghiên cứu nói hiện tượng này khoa học gọi là gigantism, là nơi các loài động vật bị cô lập có thể phát triển kích thước rất lớn vì chúng có nhiều thức ăn hơn, hoặc có ít động vật ăn thịt cạnh tranh hơn hoặc cả hai.
Năm 2014, một nghiên cứu về khí hậu ở Sahara đi đến kết luận rằng, sa mạc này hình thành từ cách đây khoảng 7 triệu năm, khi các mảng kiến tạo dịch chuyển, hoàn toàn tách rời Sahara khỏi các vùng biển lân cận.
Những bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hồ nước lớn thứ 2 ở Bolivia và lớn gấp 2 lần thành phố Los Angeles (Mỹ) đã...