Phát hiện mới về thứ nguy hiểm có thể đe dọa sự sống còn của nhân loại
Một loại nấm kháng thuốc bí ẩn đang đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại, mới đây đã lần đầu tiên được các nhà nghiên cứu tìm thấy trong môi trường tự nhiên.
Nấm kháng thuốc Candida auris lần đầu tiên được tìm thấy ở môi trường tự nhiên.
Một loại nấm kháng thuốc có tên Candida auris từng lây lan mạnh trên phạm vi toàn cầu trong 5 năm trở lại đây. Loại nấm này chuyên tấn công những người có hệ miễn dịch kém, có thể khiến hơn nửa số bệnh nhân mắc bệnh tử vong chỉ trong vòng 90 ngày.
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học phát hiện nấm kháng thuốc Candida auris tồn tại trên bãi biển đầy cát và đầm lầy thủy triều, trong một hệ sinh thái đất ngập nước trên quần đảo Andaman ở Ấn Độ Dương, gần Ấn Độ.
Đây được coi là phát hiện đột phá, là bằng chứng đầu tiên cho thấy loại nấm kháng thuốc này sinh sôi trong môi trường tự nhiên, chứ không chỉ tồn tại trong cơ thể động vật có vú.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), nấm kháng thuốc C. auris có thể xâm nhập vào máu và lây lan khắp cơ thể, gây ra các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. CDC coi nấm kháng thuốc C. auris là “mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cầu”.
Loại nấm này có khả năng kháng đa thuốc, có nghĩa là kháng nhiều loại thuốc chống nấm thường được sử dụng để điều trị ở bệnh viện.
Loại nấm nguy hiểm được phát hiện trên quần đảo Andaman ở Ấn Độ Dương.
Nấm C. auris lần đầu được phát hiện lây lan trên người cách đây 10 năm. Đến nay, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu nguồn gốc của chúng. Phát hiện mới được coi là bước tiến đột phá.
“Chúng ta cần tìm hiểu thêm môi trường sống lý tưởng cho mầm bệnh này”, Anuradha Chowdhary, trưởng nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Delhi, Ấn Độ, nói.
Nấm kháng thuốc C. auris được coi là mối đe dọa nghiêm trọng vì không thể chữa trị theo cách thông thường. Tỉ lệ tử vong ở người nhiễm vào khoảng 30-60%, theo CDC.
Trong nghiên cứu mới, chuyên gia Chowdhary và các cộng sự đã phân tích 48 mẫu đất và nước thu thập từ 8 địa điểm khác nhau trên đảo Andaman. Đây là khu vực quần đảo có khí hậu nhiệt đới nằm giữa Ấn Độ và Myanmar.
Rất hiếm khi có người tình cờ đi ngang qua khu vực này vì vị trí hẻo lánh, các nhà nghiên cứu cho biết. “Chúng tôi không cho rằng hoạt động của con người dẫn đến sự sinh sôi của nấm C. auris ở trên đảo”.
Kết quả phân cho thấy nấm C. auris sống trên đảo có kiểu gene rất gần với các chủng gây bệnh được tìm thấy ở Đông Nam Á.
“Nghiên cứu này là bước đầu tiên trong việc tìm hiểu cách mầm bệnh tồn tại trong vùng đất ngập nước”, Chowdhary nói. Các nghiên cứu trong tương lai có thể giải thích cách chúng phát triển trong tự nhiên và vì sao lại là mối đe dọa đối với con người.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học mở mBio.
Nguồn: [Link nguồn]
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, có 9 loại virus nguy hiểm có thể đe dọa đến sự tồn vong của nhân loại và luôn...