Phát hiện mới về đoạn Vạn Lý Trường Thành bị Thành Cát Tư Hãn vượt qua
Các nhà khảo cổ gần đây đã thực hiện cuộc khảo sát có hệ thống đầu tiên về đoạn tường thành nằm ở điểm xa nhất phía bắc của Vạn lý Trường thành, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 11.
Đoạn tường thành nằm ở điểm xa nhất ở phía bắc, được xây dựng dưới thời nhà Liêu.
Theo Daily Mail, đoạn tường thành này từ lâu được tin là được xây dựng nhằm ngăn chặn một đội quân lớn, giống như đội quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn.
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng công dụng chính của đoạn tường thành này thực chất không phải để phòng thủ, mà để người Khiết Đan kiểm soát dòng người di cư.
Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận trên dựa trên ảnh chụp vệ tinh và hình ảnh do máy bay điều khiển từ xa thu thập.
Đoạn tường thành được xây dựng để theo dõi các bộ lạc hình thành nên Đế chế Mông Cổ hùng mạnh của Thành Cát Tư Hãn.
Trên thực tế, Thành Cát Tư Hãn đã nhiều lần vượt qua đoạn tường thành này. Điều mà trước đó chưa từng có ai làm được.
Đoạn tường thành nhà Liêu xây dựng đã không ngăn được đội quân của Thành Cát Tư Hãn.
“Phân tích của chúng tôi chỉ ra rằng đoạn tường thành này không phải nhằm ngăn quân xâm lược, mà để theo dõi và giám sát hoạt động của các bộ lạc du mục”, giáo sư Gideon Shelach-Lavi đến từ Đại học Jerusalem, Israel, tác giả nghiên cứu, nói.
Đoạn tường thành ở phía bắc được xây dựng vào khoảng thế kỷ 11, dưới triều đại nhà Liêu do người Khiết Đan lập ra trong lịch sử Trung Hoa.
Đoạn tường thành này dài 737km ở thảo nguyên Mông Cổ, vào thời đại mà Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) trỗi dậy. Do đó, đoạn tường thành này còn được gọi là Bức tường Thành Cát Tư Hãn.
Dựa vào các đánh giá ở thực địa, các nhà khảo cổ cho rằng đoạn tường thành được xây dựng nhằm củng cố tầm ảnh hưởng của nhà Liêu.
Nhà Liêu tồn tại từ năm 907 đến năm 1218, tổng cộng dài 331 năm, đối kháng với nhà Tống ở phía nam.
Giáo sư Gideon Shelach-Lavi nghiên cứu trên thực địa ở Mông Cổ.
Năm 947, Gia Luật Đức Quang, hoàng đế thứ hai của nhà Liêu, nam hạ Trung Nguyên, diệt triều Hậu Tấn, sau đó cải quốc hiệu thành Đại Liêu.
Theo các nhà nghiên cứu, đa số các công trình ở đoạn tường thành phía bắc không được xây ở các cao điểm, vốn là ưu tiên hàng đầu khi xây các công trình phòng thủ.
Thay vào đó, các công trình này được xây dựng ở nơi thấp, gần các cung đường để giám sát hoạt động di chuyển.
Ngày nay, đoạn trường thành phía bắc này nằm trong lãnh thổ Mông Cổ. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Antiquity.
Quân đội của Thành Cát Tư Hãn chỉ có khoảng 1 triệu người, nhưng họ vẫn tỏa đi chinh phục khắp cả vùng lục địa...
Nguồn: [Link nguồn]