Phát hiện mới về cuộc chiến sớm nhất trong lịch sử loài người

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

61 bộ xương được khai quật ở thung lũng sông Nile thuộc Sudan, được coi là bằng chứng về cuộc chiến xảy ra sớm nhất giữa người với người.

Hai bộ xương đươc tìm thấy ở nghĩa trang Jebel Sahaba, Sudan.

Hai bộ xương đươc tìm thấy ở nghĩa trang Jebel Sahaba, Sudan.

Các bộ xương được tìm thấy ở nghĩa trang Jebel Sahaba có niên đại khoảng 13.000 năm, cho thấy những vết thương là kết quả của những cuộc đụng độ dữ dội, chủ yếu do vũ khí tầm xa như giáo và mũi tên gây ra.

Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific, các nhà khoa học kiểm tra các hài cốt một lần nữa bằng công nghệ hiện đại nhất, phát hiện nhóm người cổ đại không chết trong một trận chiến duy nhất.

Theo nghiên cứu, nhiều cộng đồng người cổ đại đã xung đột với nhau trong nhiều năm. Nguyên nhân có thể là do biến đổi khí hậu và sự thay đổi của môi trường trong giai đoạn này.

Các nhà nghiên cứu ở Pháp và Anh phát hiện các vết thương được chữa lành trên mẫu xương mà các nghiên cứu trước đây chưa từng ghi nhận. 61 bộ xương nằm trong cộng đồng người cổ đại sống trong giai đoạn với nhiều cuộc đột kích, phục kích và giao tranh.

Nhà nghiên cứu Isabelle Crevecoeur (phải) tìm hiểu các bộ hài cốt.

Nhà nghiên cứu Isabelle Crevecoeur (phải) tìm hiểu các bộ hài cốt.

Đó là một cộng đồng thợ săn, hái lượm, bắt cá với đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều bị ảnh hưởng, Isabelle Crevecoeur, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) và Đại học Bordeaux, nói.

“Sự khác biệt duy nhất có lẽ là những vết thương. Phụ nữ có xu hướng bị thương ở phần cánh tay còn đàn ông bị thương ở bàn tay. Đó là do phụ nữ thường lấy cánh tay đỡ đòn theo bản năng còn đàn ông dùng tay để chiến đấu”, bà Crevecoeur nói.

Hài cốt các trẻ em có xu hướng bị tổn thương ở phần đầu nhiều nhất do chịu tác động của lực đánh mạnh.

Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học phát hiện hơn 100 vết thương mới, gồm cả vết thương đã lành hoặc chưa lành trên xương, do các vũ khí bằng đá gây ra.

Gần như tất cả 61 bộ xương đều có các chấn thương ở nhiều mức độ khác nhau, có thể là rạn xương hoặc vết thương găm sâu do vũ khí tầm xa gây ra. Khoảng 40% các bộ xương có cả vết thương được chữa lành và vết thương chưa lành, cho thấy bạo lực diễn ra khá phổ biến trong giai đoạn này.

Vết thương do giáo hoặc mũi tên bằng đá gây ra trên xương.

Vết thương do giáo hoặc mũi tên bằng đá gây ra trên xương.

Các nhà khoa học cũng phát hiện chính xác niên đại của các bộ xương là 13.400 năm. Đây là bằng chứng về cuộc chiến xảy ra sớm nhất giữa người với người.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, các cộng đồng người khác nhau chạm trán để tranh giành nguồn thức ăn và nước uống hạn chế do tác động của biến đổi khí hậu.

Khí hậu Trái đất biển đổi rõ rệt trong giai đoạn 20.000 – 11.000 năm trước, khi các tảng băng bao phủ phần lớn Bắc bán cầu tan chảy trong kỷ băng hà cuối cùng.

Bà Crevecoeur cho biết thung lũng sông Nile có thể là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng người khác nhau trong giai đoạn này. Biến đổi khí hậu ngày càng đẩy các cộng đồng người cổ đại tập trung ở khu vực gần sông Nile hơn, để có thể dễ dàng săn bắn và bắt cá.

Cũng có bằng chứng về lũ lụt nghiêm trọng xảy ra ở sông Nile trong giai đoạn này, bà Crevecoeur nói thêm.

“Sự thay đổi về lãnh thổ và môi trường sống do biến đổi khí hậu là nguyên nhân các cuộc xung đột xảy ra thường xuyên trong thời kỳ này”, bà Crevecoeur giải thích. “Những thay đổi này rất đột ngột. Những người cổ đại đã phải tìm mọi cách để sống sót”.

Chụp CT xác ướp Ai Cập cổ đại 2.000 tuổi, phát hiện kinh ngạc

Xác ướp Ai Cập cổ đại 2.000 tuổi, được cho là thuộc về một phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu ở thành cổ Thebes,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN