Phát hiện mới: Omicron giúp "đuổi" Delta?
Phát hiện mới ở Nam Phi cho thấy biến thể Omicron có tác động đáng kể tới khả năng lây lan của biến thể Delta, theo nghiên cứu đánh giá cách cơ thể người phản ứng với hai biến thể.
Các nghiên cứu trước đây cho thấy biến thể Omicron ít gây bệnh nặng hơn.
Dữ liệu mới được công bố cho thấy người từng nhiễm nhiễm biến thể Omicron được tăng khả năng miễn dịch trước biến thể Delta.
Hay nói cách khác, biến thể Delta khó có khả năng lây lan hơn ở những người từng nhiễm biến thể Omicron. Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, biến thể Omicron hiện đang lây lan nhanh ở 110 quốc gia, rất có thể sẽ thay thế biến thể Delta.
Nghiên cứu có sự tham gia của 33 người đã tiêm chủng và chưa tiêm ngừa Covid-19. Tất cả những người này đều nhiễm biến thể Omicron tại Nam Phi.
Các nhà khoa học phát hiện khả năng trung hòa biến thể Omicron gấp 14 lần trong 14 ngày của những người tham gia nghiên cứu, trong khi khả năng trung hòa biến thể Delta cũng tăng 4,4 lần.
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy người đã tiêm chủng có mức độ miễn dịch cao hơn đối với cả biến thể Omicron và Delta, so với người chưa từng tiêm vaccine.
“Kết hợp với các dữ liệu trước đó cho thấy Omicron ít gây bệnh nặng hơn so với Delta. Đây có thể là thông tin tích cực, giúp phần nào giảm bớt mối lo ngại rằng biến thể Omicron gây quá tải hệ thống y tế”, tác giả nghiên cứu, giáo sư Alex Sigal, đến từ Viện Nghiên cứu Y tế châu Phi, nói.
Theo nghiên cứu trước đó của Nam Phi, những người nhiễm biến thể Omicron có tỷ lệ nhập viện và mắc bệnh nặng thấp hơn so với những người nhiễm biến thể Delta.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng kết quả này nhiều khả năng là do tỷ lệ miễn dịch cao trong cộng đồng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng cảnh báo chưa nên vội đưa ra kết luận về khả năng gây bệnh nặng của biến thể Omicron.
Nguồn: [Link nguồn]
Ben Krishna, một nhà nghiên cứu miễn dịch học của Trường ĐH Cambridge (Anh), cho biết virus SARS-CoV-2 không thể tiến hóa mãi...