Phát hiện hóa thạch voi ma mút vạn năm tuổi nặng hơn 5 tấn ở Mỹ
Các công nhân bang Indiana, Mỹ tình cờ phát hiện hóa thạch 10.000 năm của loài voi ma mút đã tuyệt chủng khi họ đang làm việc.
Ngà voi của loài Mastodon được tìm thấy
Sputnik hôm 20/4 đưa tin, hóa thạch xương được các công nhân phát hiện tại thành phố Seymour khi họ đang làm việc tại mảnh đất của ông Joe Schepman, trong dự án 15,5 triệu USD của thành phố. Hóa thạch được tìm thấy gồm một phần hộp sọ, xương hàm (có răng), một chiếc ngà, hai xương chân trên và xương sống.
Các nhà khảo cổ cho biết đây là phần còn lại của loài Mastodon - loài voi ma mút khổng lồ sống ở vùng Bắc và Trung Mỹ cách đây khảng 27 đến 30 triệu năm. Số xương và ngà hóa thạch thuộc về một con voi ma mút đực, sống khoảng 40-50 năm, cao gần 3m và nặng hơn 5 tấn.
Phần xương hóa thạch thuộc về loài Mastodon
Ron Richards, làm việc tại Bảo tàng nhà nước Indiana, cho biết tên loài và giới tính của bộ xương hóa thạch được xác định nhờ kiểm tra kích thước ngà. Phần răng hóa thạch giúp tiết lộ về tuổi của con vật.
Kích thước xương của Mastodon vô cùng lớn
Dù Mastodon trông khá giống voi ma mút lông nhưng thực tế chúng không cùng loài. Sự khác biệt dễ thấy nhất ở hai loài thể hiện ở tai và trán. Các bộ phận này của voi ma mút lông nhỏ hơn Mastodon.
Ngoài ra, Livescience cho biết, voi ma mút lông xuất hiện ở châu Phi khoảng 5 triệu năm sau khi loài Mastodon tuyệt chủng. Điều này một lần nữa chứng tỏ chúng không phải cùng một loài.
12.000 năm trước xảy ra một cuộc chiến cân tài cân sức giữa hai con voi ma mút đực và điều bất ngờ là cả hai vẫn cắm...