Bộ xương con vật dài 8m này là bằng chứng châu Á từng dính liền châu Mỹ

Một hóa thạch khủng long đáng chú ý, có tuổi đời lên tới 72 triệu năm, mới được khai quật tại Nhật Bản.

Hóa thach một con khủng long mỏ vịt mới được tìm thấy tại Nhật Bản (Ảnh: Yoshitsugu Kobayashi)

Hóa thach một con khủng long mỏ vịt mới được tìm thấy tại Nhật Bản (Ảnh: Yoshitsugu Kobayashi)

Đây là một trong những hóa thạch sinh vật tiền sử tốt nhất từng được tìm thấy, với hầu hết phần xương cốt được bảo tồn một cách hoàn hảo, gồm hộp sọ, xương hàm, cột sống, xương sườn cùng 4 chi trước và sau.

Các chuyên gia tin rằng phát hiện này có ý nghĩa quan trọng trên toàn cầu, vì nó chứng minh được rằng phần lục địa châu Á và Mỹ từng được nối liền với nhau ở thời kỳ khủng long.

Hóa thạch mới được phát hiện là của Amuysaurus, một thành viên của loài khủng long được biết đến với tên gọi Edmontosaurus, từng xuất hiện trên Trái Đất trong kỷ Phấn trắng muộn. Chúng là một trong số những nhóm khủng long phát triển và đa dạng nhất vào thời điểm đó.

Với thân hình to lớn và phần đuôi cứng cáp, Amuysaurus di chuyển bằng 4 chân và có một hàm răng chắc khỏe để có thể nghiền nát dương xỉ cùng các loại cây lá cứng.

Điểm đặc biệt của chúng so với những loài khủng long khác là phần mõm dẹt và phẳng như mỏ vịt. Một số con còn mọc cả mào trên đầu để có thể thu hút bạn tình.

Giáo sư Yoshitsugu Kobayashi cho biết: “Việc tìm được một bộ xương gần như hoàn chỉnh của loài này là một điều rất hiếm và đáng kinh ngạc. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một bộ xương khủng long cỡ lớn được bảo toàn tốt nhất tại Nhật Bản.”

Phần xương cốt của hóa thạch được bảo tồn một cách hoàn hảo, gồm hộp sọ, xương hàm, cột sống, xương sườn cùng 4 chi trước và sau (Ảnh: Yoshitsugu Kobayashi)

Phần xương cốt của hóa thạch được bảo tồn một cách hoàn hảo, gồm hộp sọ, xương hàm, cột sống, xương sườn cùng 4 chi trước và sau (Ảnh: Yoshitsugu Kobayashi)

Hóa thạch này được đặt tên là là Kamuysaurus japonicus, dựa theo tên một vị thần được tôn thờ tại đảo Hokkaido, nơi nó được khai quật. Bộ xương dài 8m và nặng hơn 5 tấn. Các nhà khoa học ước tính con khủng long này đã chết khi mới 9 tuổi, nên là một con non.

Những phân tích về gene cho thấy nó có mối quan hệ gần gũi với các loài Kerberosaurus và Laiyangosaurus tại Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên khi so sánh với 70 loài khủng long mỏ vịt khác sống cùng thời, con khủng long này có những đặc tính riêng, khiến nó trở thành một loài khủng long hoàn toàn mới trong khoa học.

Tiến sĩ Anthony Fiorillo, trưởng bộ phận quản lý tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Perot, Texas, Mỹ, cho biết: “Khám phá này không chỉ mang ý nghĩa quan trọng đối với người dân Hokkaido nói riêng và Nhật Bản nói chung, mà nó còn mang ý nghĩa với toàn cầu, vì con khủng long này cho chúng ta thấy rằng toàn thế giới từng có thời được nối liền với nhau.

Kamuysaurus có mối quan hệ gần gũi với các loài vật mà chúng tôi đang nghiên cứu tại Alaska, trong đó có Edmontosaurus, một loài khủng long mỏ vịt cũng được tìm thấy dọc theo vùng phía Tây của khu vực Bắc Mỹ.

Nhờ đó, chúng cung cấp một bằng chứng rõ ràng hơn về việc trước đó rất lâu, vùng lục địa châu Á và châu Mỹ từng có thời được nối liền với nhau.”

Amuysaurus là một trong số những nhóm khủng long phát triển và đa dạng nhất vào kỷ Phấn trắng muộn (Ảnh: Yoshitsugu Kobayashi)

Amuysaurus là một trong số những nhóm khủng long phát triển và đa dạng nhất vào kỷ Phấn trắng muộn (Ảnh: Yoshitsugu Kobayashi)

13 khúc xương sườn của Kamuysaurus được phát hiện lần đầu bởi người dân địa phương vào năm 2003. Thời điểm đó, chúng được cho là thuộc về plesiosaur, một loài sinh vật biển thời tiền sử.

Phải mất 8 năm sau, bộ xương này mới được xác định là của một loài khủng long. Vì thế giáo sư Kobayashi và đội ngũ của mình đã thực hiện 2 cuộc khảo sát tại địa điểm khai quật vào các năm 2013 và 2014. Trong quá trình kiểm tra, họ phát hiện thêm nhiều phần xương khác để có thể tiến hành phục dựng hóa thạch một cách hoàn chỉnh.

Công đoạn chuẩn bị này mất gần 10 năm, với sự trợ giúp của một lực lượng lớn các tình nguyện viên. Tuy nhiên cho đến nay, nhiều mảnh xương khác vẫn chưa được tìm ra.

“Dù vậy, hóa thạch hiện tại vẫn cho thấy đây là một bộ xương gần như hoàn chỉnh, với nhiều mảnh sọ và hầu hết các phần chi trước, chi sau được phục dựng tương đối đầy đủ,” tiến sĩ Fiorillo khẳng định.

Phát hiện hóa thạch của loài vẹt lớn nhất thế giới với chiều cao gần 1m

Với chiều cao trên 3 feet (tương đương 91 cm) và nặng gần 7 kg, một hóa thạch của loài vẹt được cho là lớn nhất thế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Daily Mail ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN