"Phát hiện độc nhất vô nhị" bên trong lăng mộ kim tự tháp của pharaoh Ai Cập

Theo các nhà sử học Ai Cập, phát hiện có một không hai bên trong lăng mộ pharaoh Unas giúp hiểu rõ hơn về nền văn minh tiên tiến thời kỳ này.

"Phát hiện độc nhất vô nhị" bên trong lăng mộ kim tự tháp của pharaoh Ai Cập - 1

Lăng mộ kim tự tháp của pharaoh Unas là công trình hoàng gia nhỏ nhất còn tồn tại nhưng cũng mang nét độc đáo nhất

Người Ai Cập cổ đại sống tại vùng hạ lưu của sông Nile hơn 4.500 trước. Nền văn minh Ai Cập cổ đại có sự phát triển vượt bậc, bằng chứng là một số công trình vẫn trụ vững tới ngày hôm nay như kim tự tháp Giza...

Unas là pharaoh thứ 9 và cũng là vị vua cuối cùng ở vương triều thứ 5 của Ai Cập cổ đại. Ông sở hữu một kim tự tháp nhỏ nhất trong số các công trình hoàng gia tồn tại tới ngày nay, được xây dựng ở thành phố Saqqara, Ai Cập.

Bên trong kim tự tháp, pharaoh Unas cho xây nhiều lăng mộ hình chữ nhật còn gọi là mastaba để chôn cất bản thân và các thành viên trong gia đình.

Thoạt đầu, ai cũng nghĩ không có gì đặc biệt nhưng các nhà sử học đã có một phát hiện thú vị khí nghiên cứu kỹ hơn về lăng mộ của pharaoh Unas.

"Đây là lối vào dẫn đến lăng mộ kim tự tháp của vua Unas và đây là kim tự tháp đầu tiên có chữ viết cùng các mastaba cho con cái của pharaoh. Ở thời kỳ pharaoh Unas cai trị, Ai Cập phải chịu một nạn đói thảm khốc do hạn hán và điều này được ghi trong lối vào của kim tự tháp. Tuy nhiên, pharaoh Unas đã cho xây nhiều kênh đào, hạn hán và nạn đói nhanh chóng biến mất", nhà Ai Cập học Ryan Woodside chia sẻ trong một chương trình năm 2018.

Trong mộ của con gái vua Unas, các nhà nghiên cứu còn phát hiện nhiều hình ảnh cho thấy sự thịnh vượng của Ai Cập thời đó.

"Hình ảnh cho thấy số lượng lớn gia súc và nghề đánh bắt phát triển trên sông Nile. Pharaoh Unas thực sự biến Ai Cập trở thành một đất nước thịnh vượng", ông Woodside nói thêm.

"Phát hiện độc nhất vô nhị" bên trong lăng mộ kim tự tháp của pharaoh Ai Cập - 2

Hình ảnh cho thấy việc đánh bắt cá trên sông Nile của người Ai Cập cổ đại

Màu xanh xuất hiện trên các bức tranh cũng được các nhà sử học lý giải. Dưới thời Ai Cập cổ đại, màu xanh đồng nghĩa với sự "sinh sôi" và "khỏe mạnh". Nó đại diện cho thực vật, cuộc sống mới và sự phát triển.

Tuy nhiên, người Ai Cập cổ đại nhận ra chu kỳ phát triển và lụi tàn nên màu xanh cũng liên quan đến cái chết và sức mạnh của sự hồi sinh.

Nữ hoàng Ai Cập ham sắc dục và độc chiêu khiến đàn ông ”say như điếu đổ”

Ngoài thân hình tuyệt mỹ, đủ sức làm say đắm bất cứ người đàn ông nào dù chỉ một lần được chiêm ngưỡng, nữ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Express ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN