Phát hiện dấu tích cá sấu khổng lồ dài 10m chuyên săn khủng long
Hóa thạch của răng, bộ hạm và xương sống thuộc về loài sinh vật giống cá sấu đã hé lộ thêm về thế giới thời tiền sử.
Hóa thạch cá sấu cổ xưa được tìm thấy ở Nam Phi.
Theo Daily Mail, sau khi phân tích các mẫu hóa thạch ở phía nam châu Phi, các nhà khoa học nhận thấy loài cá sấu cổ xưa gọi là Rauisuchia có liên hệ mật thiết với khủng long ăn cỏ.
Thời điểm những thợ săn khổng lồ này biến mất là lúc khủng long ăn cỏ trỗi dậy mạnh mẽ nhất trên Trái đất vì không còn kẻ săn mồi.
Cá sấu Rauisuchian là họ hàng xa của cá sấu hiện đại ngày nay và chúng là sinh vật ăn thịt lớn nhất trong họ hàng cá sấu. Chúng phát triển chiều dài tới 10 mét, có hộp sọ khổng lồ với miệng chứa đầy những chiếc răng sắc nhọn.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Witswatersrand, Johannesburg, Nam Phi đã hiểu thêm về loài cá sấu cổ xưa này thông qua các hóa thạch tìm được.
Những chiếc răng hóa thạch của cá sấu cổ xưa.
Cá sấu Rauisuchia chuyên săn khủng long ăn cỏ cách đây 210 triệu năm. “Phát hiện mới giúp chúng tôi hiểu thêm về sự sống thời cổ xưa ở phía nam châu Phi”, nhóm nghiên cứu nói.
“Ở kỷ Trias, cá sấu Rauisuchia sinh sôi ở khắp nơi. Hóa thạch của chúng được tìm thấy trên khắp lục địa, từ Nam Cực”, nhà nghiên cứu Rick Tolchard nói. “Chúng tuyệt chủng từ cách đây khoảng 200 triệu năm, mở đường để khủng long thống trị trên cạn vì không còn lo sợ các mối đe dọa”.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học châu Phi hồi tuần trước. Năm 2014, các nhà nghiên cứu ở Anh phát hiện những loài cá sấu cổ xưa biết chạy nhanh như chó ngày nay để trốn thoát những loài thiên địch, bao gồm khủng long ăn thịt.
Sau sự kiện tuyệt chủng ở kỷ Trias, tổ tiên của cá sấu xuống nước sinh sôi, học cách sống dưới nước, bơi nhanh hơn và biết bắt cá.
Khi thiếu niên 15 tuổi lội xuống sông để thả lưới, con cá sấu bất ngờ chồm lên đớp trúng gáy nạn nhân lôi đi. Người...