Phát hiện chưa từng thấy của kính viễn vọng 10 tỷ USD

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Kính viễn vọng James Webb trị giá 10 tỷ USD của NASA đã lần đầu tiên phát hiện carbon dioxide (CO2) trong bầu khí quyển một hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời (ngoại hành tinh).

Ảnh phác họa ngoại hành tinh WASP-39 b.

Ảnh phác họa ngoại hành tinh WASP-39 b.

Phát hiện trên được coi là quan trọng vì kính viễn vọng 10 tỷ USD đã chứng minh năng lực phát hiện thành phần trong bầu khí quyển. Điều này rất có ý nghĩa khi tìm hiểu về các hành tinh phù hợp để hình thành sự sống, theo Daily Mail.

Ngoại hành tinh tồn tại khí CO2 mà kính viễn vọng James Webb phát hiện là "WASP-39 b", cách Trái đất 700 năm ánh sáng. Nó có khối lượng xấp xỉ 1/4 khối lượng của Sao Mộc và có đường kính lớn gấp 1,3 lần.

Đường kính lớn của ngoại hành tinh này một phần liên quan đến nhiệt độ cao, vào khoảng 900 độ C. Không giống như sao Mộc trong Hệ Mặt trời, WASP-39 b quay quanh quỹ đạo rất gần với ngôi sao của nó, chỉ bằng khoảng 1/8 khoảng cách giữa Mặt trời và sao Thủy. Ngoại hành tinh này quay hết một vòng chỉ tương đương hơn 4 ngày trên Trái đất.

WASP-39 b được phát hiện từ năm 2011. Trong quá khứ, kính viễn vọng không gian Hubble và Spitzer của NASA đã phát hiện hơi nước, natri và kali trong bầu khí quyển của WASP-39 b.

James Webb là kính viễn vọng không gian lớn nhất và mạnh nhất thế giới với độ nhạy cao, xác nhận sự tồn tại của CO2 trong bầu khí quyển của ngoại hành tinh WASP-39 b.

James Webb hiện là kính viễn vọng lớn nhất và mạnh nhất thé giới.

James Webb hiện là kính viễn vọng lớn nhất và mạnh nhất thé giới.

"Ngay khi các dữ liệu hiện trên màn hình, sự tồn tại của CO2 ở WASP-39 b đã khiến tôi kinh ngạc. Đây là khoảnh khắc đặc biệt, đạt tới ngưỡng quan trọng trong khoa học ngoại hành tinh", Zafar Rustamkulov, nhà nghiên cứu tại Đại học Johns Hopkins ở Mỹ nói về phát hiện mới.

"'Việc phát hiện một dấu hiệu về CO2 rõ ràng như vậy trên WASP-39 b là tín hiệu rất tốt để phát hiện thêm manh mối về khí quyển ở các hành tinh có kích thước nhỏ hơn có chứa đất đá", tác giả nghiên cứu, Natalie Batalha thuộc Đại học California, nói.

Hiểu được thành phần của bầu khí quyển của một hành tinh có ý nghĩa quan trọng vì nó cung cấp thêm sự hiểu biết về nguồn gốc hành tinh đó và cách nó biến đổi.

"Các phân tử carbon dioxide là dấu vết quan trọng của câu chuyện hình thành hành tinh", nhà nghiên cứu Mike Line đến từ Đại học bang Arizona, nói.

Kính viễn vọng James Webb được phóng vào không gian hồi tháng 12/2021, được kỳ vọng sẽ tạo ra một kỷ nguyên khám phá vũ trụ mới. Ước tính James Webb có độ nhạy gấp 100 lần so với kính viễn vọng không gian Hubble.

Phát hiện tín hiệu vô tuyến bí ẩn từ hướng hành tinh giống Trái đất

Theo các nhà khoa học, tín hiệu vô tuyến bí ẩn mà họ thu được phát ra từ hướng của Kepler-438b, một trong những hành tinh giống Trái đất nhất từng được tìm thấy bên ngoài...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN