Phát hiện bất ngờ về xác ướp người phụ nữ Ai Cập 2.600 năm tuổi nổi tiếng
Người phụ nữ Ai Cập cổ đại tên Takabuti tử vong do bị đâm từ phía sau bằng rìu, không phải do dao như quan niệm trước đây, một nghiên cứu mới cho biết.
Quan tài chứa xác ướp người phụ nữ 2.600 năm tuổi.
Giáo sư Rosalie David đến từ Đại học Manchester và giáo sư Eleen Murphy đến từ Đại học Belfast ở Anh mới có phát hiện bất ngờ về cái chết của xác ướp Takabuti, theo Daily Mail.
Người phụ nữ Ai Cập cổ đại thuộc tầng lớp quý tộc, từng sống ở thành Thebes cách đây 2.600 năm, nay là thành phố Hexor.
Cái chết của Takabuti là một trong những bí ẩn lớn nhất suốt hàng thập kỷ kể từ khi xác ướp người phụ nữ được đưa đến Ireland năm 1834 để phục vụ nghiên cứu.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học ở Anh đã sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, bao gồm phân tích ADN, chụp X-quang, chụp cắt lớp (CT), phân tích mẫu tóc và các thành phần của chất ướp xác.
Người phụ nữ tử vong vì bị một chiếc rìu chiến găm mạnh vào lưng.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy một chiếc rìu chiến đâm mạnh từ phía sau là nguyên nhân người phụ nữ tử vong. Người phụ nữ khi đó đang cố gắng bỏ chạy khỏi kẻ ám sát, có thể là binh sĩ Assyrian đối địch hoặc chính là người của bà.
Người phụ nữ bị một vết thương sâu ở phần lưng, gần bả vai bên trái, là nguyên nhân dẫn đến cái chết.
“Takabuti có thể là nạn nhân của chính những người mà bà ta tin tưởng”, tác giả nghiên cứu cho biết, nói thêm rằng cái chết đến tức thời sau khi người phụ nữ bị chém bằng rìu.
Nghiên cứu vị trí và độ sâu của vết thương, các nhà nghiên cứu tin rằng kẻ sát nhân giết Takabuti trong tư thế cầm rìu với cánh tay cong lại để tạo lực mạnh nhất.
Chiếc rìu có lưỡi sắc nhọn hình bán nguyệt, tạo ra vết thương tương tự trên cơ thể người phụ nữ. Chiếc rìu găm mạnh vào xương sườn, gây thương tích rất nặng, dẫn đến tử vong.
Người phụ nữ được gia đình chôn cất một cách chu đáo nhất.
Kết quả phân tích ảnh chụp CT cũng cho thấy Takabuti tử vong khi còn trẻ, độ tuổi ngoài 20 hoặc 30. Người phụ nữ hoàn toàn khoẻ mạnh ở thời điểm trước khi qua đời.
Dựa trên dòng chữ chạm khắc trên quan tài, các nhà nghiên cứu biết Takabuti là một phụ nữ đã có chồng, thuộc tầng lớp quý tộc ở thành Thebes.
Giáo sư Rosalie David nói mình cảm thấy nhẹ nhõm khi biết người phụ nữ tử vong gần như tức thời. “Cô ấy không phải chịu đau đớn lâu”, David nói. “Người Ai Cập cổ có tuổi thọ tương đương giai đoạn trung niên của người ngày nay, nên cái chết của Takabuti vẫn được coi là chết trẻ”.
“Cô ấy được gia đình an táng chu đáo, tóc được chải chuốt, thể hiện tình cảm của gia đình với người đã khuất”, David nói thêm.
Kỳ án xảy ra sau khi các nhà khảo cổ học phát hiện ra một xác ướp được cho là của một Công chúa Ba Tư cổ đại, dẫn...
Nguồn: [Link nguồn]