Hàng nghìn tỷ tia sét đã giúp tạo ra sự sống trên Trái đất?

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học đến từ Đại học Yale và Đại học Leeds ở Anh chỉ ra rằng, sự sống trên Trái đất có thể đã khởi đầu từ những tia sét.

Tia sét có thể đem đến Trái đất các thành phần hóa học quan trọng góp phần tạo ra sự sống.

Tia sét có thể đem đến Trái đất các thành phần hóa học quan trọng góp phần tạo ra sự sống.

Theo các nhà nghiên cứu, những tia sét tạo ra những thành phần hóa học cần thiết để cấu tạo nên sự sống.

Một trong những thành phần quan trọng cần thiết cho sự sống là phốt pho. Vô số các vụ sét đánh xảy ra trên Trái đất cách đây khoảng 4 tỷ năm, có thể đã giúp tạo ra lượng phốt pho cần thiết để làm nền tảng cho sự sống, theo CNN.

Benjamin Hess, tác giả nghiên cứu, nghiên cứu sinh tại Đại học Yale thuộc Khoa Khoa học Trái đất & Hành tinh, nói phốt pho cần thiết trong các phân tử hình thành cấu trúc tế bào cơ bản và màng tế bào, thậm chí tạo nên phần cốt lõi trong DNA và RNA.

Nhưng nguyên tố này rất khó thu thập trên Trái đất ở giai đoạn sơ khai, vì chúng chỉ tồn tại trong các khoáng chất.

“Hầu hết phốt pho trên Trái đất thuở sơ khai bị mắc kẹt trong các khoáng chất không hòa tan, nghĩa là chúng không thể được sử dụng để tạo ra các phân tử sinh học cần thiết cho sự sống”, Hess giải thích. "Những tia sét cung cấp một cơ chế mới để tạo ra phốt pho ở dạng cấu thành các hợp chất quan trọng cho sự sống”.

Các nhà khoa học từ lâu dự đoán rằng thiên thạch đâm xuống Trái đất đem đến các nguyên tố cần thiết tạo nên sự sống. Thiên thạch có chứa schreibersite, một khoáng chất phốt pho có thể hòa tan trong nước. Lượng schreibersite cần thiết từ các thiên thạch có thể đã cung cấp lượng phốt pho phù hợp.

Tuy nhiên, sự sống trên Trái đất chỉ mới bắt đầu từ 3,5 – 4 tỷ năm trước. Ở thời điểm đó, số lần thiên thạch đâm xuống Trái đất là không nhiều.

“Sét đánh có thể tạo ra yếu tố rất quan trọng đối với sự hình thành sự sống trên các hành tinh giống Trái đất, ở thời điểm các vụ va chạm thiên thạch còn hiếm khi xảy ra”, Hess giải thích.

Những tia sét cũng là yếu tố thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học khi nghĩ đến sự sống trên Trái đất thuở sơ khai, bởi vì nó dẫn đến việc tạo ra các loại khí như nitơ oxit, cũng đóng vai trò đáng kể trong nguồn gốc của sự sống.

Mỗi năm có khoảng 560 triệu tia sét xuất hiện trên Trái đất ngày nay. Ở thuở Trái đất sơ khai, con số này là từ 1 - 5 tỷ mỗi năm, 100 triệu đến 1 tỷ trong số đó có tác động tới mặt đất.

Trong hơn một tỷ năm, Trái đất có thể đã trải qua có thể dẫn đến 1 nghìn tỷ lần sét đánh, nghĩa là có rất nhiều phốt pho được tạo ra.

Hiểu được vai trò của sét đánh như một cách tạo ra phốt pho giúp hình thành sự sống, có ý nghĩa trong việc tìm kiếm sự sống bên ngoài Trái đất.

“Phát hiện của chúng tôi có thể được áp dụng cho bất kỳ hành tinh nào có bầu khí quyển tạo ra sét. Miễn là hành tinh đó có hiện tượng sét đánh thường xuyên, nó sẽ có đủ lượng phốt pho cần thiết để hình thành sự sống”, Hess nói.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications hôm 16.3.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện một đại dương khác của Trái Đất, ”nước” toàn đá nóng chảy

Bằng chứng rõ ràng cho giả thuyết "Trái Đất hỏa ngục" sơ khai vừa được tìm thấy trong đá ở Greenland.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN