Phát hiện bằng chứng về loại cực hình tàn khốc có từ gần 3.000 năm trước ở Trung Quốc
Một bộ hài cốt cổ đại cho thấy, chặt một trong 2 bàn chân – hình phạt tàn khốc bậc nhất Trung Quốc thời phong kiến – có thể đã xuất hiện cách đây gần 3.000 năm trước.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh đưa một mẫu hài cốt vào nghiên cứu (ảnh: SCMP)
Li Nan – tiến sĩ tại Đại học Bắc Kinh – cho biết, bộ hài cốt cụt bàn chân này được các nhà khoa học khai quật vào năm 1999, có niên đại từ gần 3.000 năm trước. Tuy nhiên, thời điểm đó, các nhà khoa học chỉ chú ý vào các cổ vật và không mấy quan tâm đến bộ hài cốt.
“Trước đây, mọi người chỉ coi bộ hài cốt này là một bộ xương không hoàn chỉnh. Tuy nhiên, ngay từ cái nhìn đầu tiên, tôi đã nghi ngờ đây là một trường hợp phải chịu cực hình cắt bàn chân”, bà Li Nan cho hay.
Kiểm tra bằng tia X cho thấy, bộ hài cốt Li Nan nghiên cứu là một người phụ nữ từ 30 – 35 tuổi bị cắt bỏ bàn chân phải. Điều này cho thấy người này đã phạm một tội ác nghiêm trọng.
Trong thời cổ đại, một số bệnh nhân mắc tiểu đường, phong, hoặc bỏng có thể bị cắt bỏ một phần cơ thể để điều trị. Tuy nhiên, bộ hài cốt mà tiến sĩ Li Nan nghiên cứu không thuộc trường hợp này.
“Vết cắt phẳng và nhẵn cho thấy việc người phụ nữ này bị cắt cụt bàn chân không phải do can thiệp y tế”, bà Li Nan nhận xét.
Theo tiến sĩ Li Nan, bộ hài cốt mình đang nghiên cứu là bằng chứng sớm nhất cho thấy hình phạt cắt cụt chi ở Trung Quốc đã xuất hiện cách đây gần 3.000 năm trước, vào thời nhà Thương.
“Kết hợp phân tích y sinh học và hình vẽ trên các cổ vật bằng đồng khai quật được từ lăng mộ, có thể kết luận rằng, bộ hài cốt là ví dụ về hình phạt ‘tẫn’ sớm nhất từng được biết đến”, tiến sĩ Li Nan cho biết.
Theo SCMP, “tẫn” (chặt chân) là một trong những hình phạt tàn khốc nhất từng xuất hiện trong thời phong kiến Trung Quốc.
“Bàn chân trái bị cắt với trường hợp phạm tội nhẹ, bàn chân phải bị cắt nếu phạm tội nặng. Điều này cho thấy chủ nhân của ngôi mộ đã phạm tội rất nghiêm trọng”, tiến sĩ Li Nan nói.
Theo tiến sĩ Li Nan, nhiều phạm nhân đã chết ngay sau khi bị chặt chân vì không cầm được máu. Những người còn sống sẽ bị người khác xa lánh, coi thường và phải sống trong tình cảnh khốn khổ.
Từ việc nghiên cứu bộ hài cốt cổ đại, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Bắc Kinh cho biết, phạm phân chịu cực hình đã sống thêm được ít nhất 5 năm kể từ khi bị cắt một bàn chân.
Giống như bán đảo Crimea, Donetsk và Lugansk là những khu vực có nhiều người gốc Nga, nói tiếng Nga sinh sống ở Ukraine. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính khiến 2 tỉnh...
Nguồn: [Link nguồn]