Phát hiện 2 xác ướp Ai Cập được trang bị bảo bối để "nói chuyện với thần cai quản địa ngục"

Các nhà khảo cổ đã đào được hàng loạt xác ướp trong quá trình khai quật ở thành phố cổ Oxyrhynchus (nay là Al-Bahnasa), cách Cairo khoảng 160km về phía tây nam.

Hai xác ướp và chiếc lưỡi vàng được các nhà khảo cổ phát hiện trong quá trình khai quật thành phố cổ Oxyrhynchus.

Hai xác ướp và chiếc lưỡi vàng được các nhà khảo cổ phát hiện trong quá trình khai quật thành phố cổ Oxyrhynchus.

Theo Newsweek, Oxyrhynchus là thành phố phát triển rực rỡ ở Ai Cập trong giai đoạn Greco-Roman (từ cuối thế kỷ thứ 4 TCN - thế kỷ thứ 7). "Cùng với Alexandria, Oxyrhynchus là thành phố lớn nhất ở Ai Cập khi đó. Có một mối liên hệ thương mại và văn hóa đáng kể giữa hai thành phố này", Esther Pons Mellado và Maite Mascort, hai chuyên gia dẫn đầu phái đoàn khảo cổ Tây Ban Nha tại địa điểm khai quật này, nói với tờ Newsweek.

Giai đoạn Greco-Roman bắt đầu kể từ khi Alexander Đại đế chinh phục Ai Cập vào năm 332 TCN. Ai Cập chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Hy Lạp kể từ đó cho đến năm 30 TCN, khi khu vực này bị người La Mã chiếm đóng. Ai Cập trở thành một tỉnh của La Mã cho đến năm 641, khi lực lượng Ả Rập chiếm quyền kiểm soát khu vực từ tay đế chế Đông La Mã.

Các cuộc khai quật mới ở Oxyrhynchus diễn ra trong tháng 11 và tháng 12/2023 nhưng các kết quả chỉ mới được công bố. Nhóm khảo cổ của hai chuyên gia Mellado và Mascort đã đào được một số ngôi mộ thời Greco-Roman, tìm thấy hàng loạt xác ướp và cổ vật.

Đáng chú ý nhất là hai ngôi mộ thời La Mã cai trị Ai Cập (cách khoảng hơn 2.000 năm). Nhóm khảo cổ tìm thấy hơn 20 xác ướp được bọc trong những lớp vải nhiều màu, cũng như những mảnh giấy cói có chữ Hy Lạp và những con dấu có hình tượng Ai Cập.

Hai trong số các xác ướp này được gắn lưỡi vàng trong miệng thay thế cho lưỡi thật. Điều đó có nghĩa là hai xác ướp này có địa vị cao hơn các xác ướp còn lại.

"Cho đến bây giờ, chúng tôi đã tìm thấy tổng cộng 16 chiếc lưỡi càng ở khu khảo cổ Oxyrhynchus", hai chuyên gia Mellado và Mascort nói.

Người Ai Cập cổ đại quan niệm, những chiếc lưỡi vàng có thể giúp người chết nói chuyện với thần cai quản địa ngục Osiris.

Đây là một trong những vị thần quan trọng nhất của Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập cho rằng chiếc lưỡi vàng sẽ giúp người chết thuyết phục thần Osiris thương xót linh hồn họ. 

"Đối với người Ai Cập cổ đại, vàng được xem như xác thịt của các vị thần", hai chuyên gia Mellado và Mascort cho biết.

Ngoài những ngôi mộ thời La Mã, các nhà khảo cổ còn phát hiện ba ngôi mộ dưới lòng đất có niên đại từ thời Ptolemaic (sau khi Alexander Đại đế chinh phục Ai Cập).

Các nhà khảo cổ phát hiện thêm một số xác ướp được bọc trong lớp vải đầy màu sắc, một số quan tài bằng đá hình người và nhiều bức tượng đất nung khác nhau mô tả nữ thần Isis-Aphrodite cùng nhiều hiện vật. Đây là dạng thần kết hợp giữa nữ thần Ai Cập Isis và nữ thần Hy Lạp - La Mã Aphrodite.

 “Tất cả những phát hiện này đều rất quan trọng đối với việc tìm hiểu phong tục chôn cất người chết ở Oxyrhynchus”, hai chuyên gia Mellado và Macort nói. "Đây là lần đầu tiên chúng tôi tìm thấy một mảnh đất nung có hình nữ thần Isis-Aphrodite và cũng là lần đầu tiên tìm thấy mảnh đất nung như vậy ở vùng trung Ai Cập. Các khối đá vôi có trang trí cũng rất quan trọng".

“Khám phá thót tim” về 23 xác ướp Ai Cập lạ lùng nhất

Các xác ướp đặt trong quan tài mạ vàng và ngôi mộ kỳ lạ ở TP Minya phía Đông Ai Cập được các nhà khảo cổ mô tả là “khám phá thót tim“.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh - Newsweek ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN