Pháp và Đức đưa hàng loạt chiến đấu cơ tới Thái Bình Dương làm gì?
Các sứ mệnh quân sự gần đây của Đức và Pháp ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương phản ánh mối lo ngại ngày càng gia tăng của NATO với Trung Quốc, các nhà phân tích quân sự nhận định.
NATO đã lần đầu tiên coi Trung Quốc là thách thức mang tính hệ thống.
Không quân Đức gần đây đã đưa 13 máy bay chiến đấu tới khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để lần đầu tiên tham gia tập trận đa phương ở Úc. Năm ngoái, Đức cũng lần đầu tiên đưa tàu chiến tới Biển Đông sau 20 năm.
“Chúng tôi muốn chứng minh rằng chúng tôi có thể đưa lực lượng tới châu Á chỉ trong một ngày”, tướng Ingo Gerhartz, tham mưu trưởng không quân Đức, nói sau khi các chiến đấu cơ, máy bay đa nhiệm và máy bay vận tải rời Đức.
Các chiến đấu cơ Đức cũng tham gia tập trận cùng không quân Singapore và một số máy bay tới Nhật Bản, Hàn Quốc.
Sun Keqin, nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, nói Đức đã thay đổi chính sách an ninh sau cuộc xung đột ở Ukraine.
Đức đưa máy bay tới khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương sau khi NATO lần đầu tiên xác định Trung Quốc là thách thức mang tính hệ thống.
“Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là trọng tâm của Mỹ và Đức cũng đang phối hợp với Mỹ để đối phó Trung Quốc”, ông Sun nói, theo SCMP.
Trong khi đó, Pháp đã đưa các chiến đấu cơ tới New Caledonia, vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở phía Nam Thái Bình Dương, trong sứ mệnh chứng minh sức mạnh không quân.
Các máy bay Pháp đã trải qua hành trình dài 16.600km chưa từng có tiền lệ, trong đó có một lần hạ cánh ở Ấn Độ để tiếp nhiên liệu.
Đức đã đưa các chiến đấu cơ tới tập trận ở Úc.
Emmanuel Lenain, Đại sứ Pháp tại Ấn Độ, nói: “Pháp có ảnh hưởng tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và sứ mệnh vừa qua thể hiện cam kết của chúng tôi đối với khu vực và với các đối tác”.
Các máy bay Pháp cũng tham gia tập trận ở Úc. Bộ Ngoại giao Pháp nói các sứ mệnh quân sự này chứng minh tình hình bất ổn ở châu Âu không ngăn các cam kết của Pháp và phương Tây đối với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Antoine Bondaz, nhà nghiên cứu của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược ở Paris, cho biết việc Không quân Pháp đưa lực lượng tới khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương không phải là điều mới mẻ nhưng “gửi thông điệp về quyết tâm và sự tin cậy của không quân Pháp”.
“Pháp có lợi ích chủ quyền trong khu vực và có trách nhiệm bảo vệ 7 vùng lãnh thổ của Pháp ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương với hơn 1,5 triệu người Pháp sinh sống”, ông Bondaz nói.
Nguồn: [Link nguồn]
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg hôm 26-8 nhận định năng lực của Nga ở phương Bắc là thách thức chiến lược đối với liên minh quân...