Pháp nói "không có tâm trạng’ nhượng bộ Nga"

Pháp không sẵn sàng nhượng bộ Nga và muốn Ukraine giành chiến thắng trong cuộc xung đột với Nga để khôi phục toàn vẹn lãnh thổ, một phát ngôn viên của tổng thống Pháp khẳng định ngày 10/6.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bị Ukraine và các đồng minh châu Âu chỉ trích sau khi báo chí đăng phát biểu của ông rằng điều quan trọng là không được khiến Nga “mất mặt”, để khi chiến sự kết thúc sẽ có một giải pháp ngoại giao.

“Như tổng thống nói, chúng tôi muốn chiến thắng cho Ukraine. Chúng tôi muốn toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine được khôi phục”, phát ngôn viên nói với báo chí khi được hỏi về phát biểu của ông Macron.

Ông Macron có những trao đổi thường xuyên với Tổng thống Nga Vladimir Putin kể từ khi xung đột nổ ra vào ngày 24/2, nhằm dàn xếp thoả thuận ngừng bắn và thúc đẩy đàm phán giữa Kiev và Mátxcơva. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Pháp chưa thu được thành công rõ ràng nào.

“Không có tinh thần nhượng bộ với ông Putin hay Nga trong những gì tổng thống nói. Khi ông ấy nói chuyện trực tiếp (với ông Putin), đó không phải là thoả hiệp mà để bày tỏ cách chúng tôi nhìn nhận mọi việc”, phát ngôn viên nói.

Phát ngôn viên bảo vệ quan điểm của ông Macron về việc cần có một giải pháp thông qua đàm phán nhằm kết thúc cuộc chiến, cho rằng những phát biểu của tổng thống không phải lúc nào cũng được cân nhắc đầy đủ. Phát ngôn viên khẳng định Paris là một bên ủng hộ quan trọng đối với các lệnh trừng phạt và hỗ trợ quân sự mạnh mẽ cho Ukraine.

Một số đối tác ở Đông Âu và vùng Baltic cho rằng việc ông Macron vẫn tiếp tục đối thoại với ông Putin đang làm suy yếu những nỗ lực buộc nhà lãnh đạo Nga phải ngồi vào bàn đàm phán.

Giữa những chỉ trích đó, ông Macron sẽ có chuyến thăm Romania và Moldova từ ngày 14-15/6 để thể hiện sự ủng hộ của Paris đối với hai nước láng giềng của Ukraine.

Pháp có khoảng 500 binh lính và một hệ thống tên lửa đất đối không đang đặt ở Romania, theo sắp xếp của NATO. Phát ngôn viên của tổng thống Pháp cho biết ông Macron sẽ đến thăm các binh lính đồn trú để nhấn mạnh cam kết của Paris đối với liên minh.

Ông Macron vẫn chưa thăm Kiev để thể hiện sự ủng hộ chính trị như các nhà lãnh đạo khác của EU và như mong muốn của Ukraine.

Pháp từng bất ngờ rút khỏi bộ chỉ huy, khiến NATO một phen “sốt vó” ra sao?

Ngày 4.4.1949, Pháp, Mỹ, Anh cùng 8 quốc gia khác trở thành những thành viên sáng lập và trụ cột của NATO. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Pháp và NATO không phải lúc nào cũng “cơm lành...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN