Pháp báo tăng giá năng lượng, tập đoàn điện Đức làm điều "đi ngược chính sách"

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, chính quyền của ông đã làm mọi cách để kiềm chế giá năng lượng.

Giá khí đốt ở nhiều nước châu Âu tăng cao khi mùa đông tới gần (ảnh: CNN)

Giá khí đốt ở nhiều nước châu Âu tăng cao khi mùa đông tới gần (ảnh: CNN)

“Giá điện và khí đốt sẽ tăng 15% trong những tháng đầu năm 2023”, RT hôm 27/10 dẫn lời ông Macron trong một cuộc phỏng vấn của kênh France 2 (Pháp).

Ông Macron cho rằng, giá năng lượng ở Pháp có thể đã tăng cao hơn nếu chính phủ của ông không đưa ra các biện pháp đúng đắn.

“Lẽ ra, giá năng lượng đã tăng 100%”, ông Macron nói.

Ông Macron cho biết, Pháp sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ cho những đối tượng dễ bị tổn thương khi giá năng lượng và tình trạng lạm phát gia tăng, ví dụ như sinh viên, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ông Macron cũng cam kết sẽ tìm cách hỗ trợ “hàng chục triệu euro” cho các doanh nghiệp Pháp.

Tháng trước, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đã công bố kế hoạch hỗ trợ chi trả hóa đơn năng lượng bằng các phiếu trị giá 100 euro và 200 euro. Các phiếu hỗ trợ này sẽ được trao cho khoảng 12 triệu gia đình Pháp. Tỷ lệ lạm phát ở EU vào tháng 9 là 9,9%.

Đức tăng cường sử dụng than để sản xuất điện khi nguồn cung khí đốt thiếu hụt (ảnh: RT)

Đức tăng cường sử dụng than để sản xuất điện khi nguồn cung khí đốt thiếu hụt (ảnh: RT)

Ở Đức, nguy cơ khủng hoảng năng lượng buộc RWE – tập đoàn sản xuất điện lớn nhất Đức – phải phá bỏ tuabin điện gió để nhường chỗ cho việc mở rộng mỏ than, RT hôm 27/10 đưa tin.

“Chúng tôi thấy điều này đi ngược với chính sách, nhưng đó (giải quyết nguy cơ thiếu năng lượng) là vấn đề quan trọng”, Guardian (báo Anh) dẫn lời ông Guido Steffen, người phát ngôn của RWE.

Theo RT, tuabin điện gió bị phá hủy nằm ở trang trại điện gió Keyenberg (bang North Rhine Westphalia của Đức). Trang trại này có tổng cộng 8 tuabin và nằm cách mỏ than lộ thiên Garzweiler chưa đầy 1km.

Tuần trước, RWE đã phá bỏ một tuabin. Các tuabin khác được lên kế hoạch phá bỏ vào năm sau để nhường chỗ cho hoạt động khai thác than.

Trước đó, hôm 4/10, RWE tuyên bố sẽ chấm dứt sản xuất điện bằng than đá vào năm 2030.

Hồi tháng 12/2021, chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã trình bày chương trình năng lượng đầy tham vọng về việc chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu tái tạo. Đảng Xanh – một đảng thuộc liên minh cầm quyền Đức – rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và từ bỏ sử dụng than đá.

Tuy nhiên, kế hoạch của Đức đã bị hoãn lại trong bối cảnh nước này thiếu hụt nguồn cung khí đốt từ Nga. Đức đã cho phép một số nhà máy điện than hoạt động trở lại và cần than để vận hành các cơ sở này.

Quan chức Đức kêu gọi tiếp tục mua khí đốt Nga

Nord Stream 2 cần được vận hành ngay sau khi xung đột ở Ukraine kết thúc, các đường ống khí đốt khác bị hư hỏng cần được sửa chữa, Thủ hiến bang Sachsen (miền đông Đức)...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp – RT ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN