Phản ứng kỳ lạ của tử tù bị tiêm thuốc độc tại Mỹ: Đã rõ nguyên nhân
Tử tù John Marion Grant, 60 tuổi, bị tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc vào lúc 16 giờ 21 ngày 28.10 theo giờ địa phương, tại bang Oklahoma (Mỹ). Grant phải chịu cái chết đau đớn khi mũi thuốc độc đầu tiên tiêm vào cơ thể.
Ghế tử hình phạm nhân tiêm thuốc độc ở nhà tù bang Oklahoma (ảnh: AP)
Các nhân viên an ninh nhà tù cho biết, John Marion Grant co giật dữ dội, la hét và không ngừng nôn mửa do tác dụng của thuốc độc. Đây là lần đầu tiên họ gặp phải tình huống này. Trong các trường hợp khác, thuốc độc giúp tử tù có một cái chết nhẹ nhàng.
Theo quy trình, Grant sẽ được tiêm 3 liều thuốc bao gồm midazolam (có tác dụng an thần), vecuronium bromide (chất gây tê thần kinh) và kali clorid (thuốc làm ngừng tim). Tuy nhiên, lượng midazolam bị tiêm quá liều đã khiến Grant bị sốc và gặp phản ứng lạ, các chuyên gia khám nghiệm tử thi kết luận.
Ban quản lý nhà tù bang Oklahoma nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với một vụ kiện vì cáo buộc hành quyết Grant sai quy trình. Năm 1998, Grant bị tuyên án tử hình vì sát hại một nhân viên làm việc tại nhà ăn của nhà tù. Trước đó, Grant bị phạt tù vì hành vi cướp tài sản.
“Lượng midazolam bị tiêm vào cơ thể Grant nhiều tới mức điên rồ. Đó là lý do loại thuốc này thường được các bác sĩ gây mê có chuyên môn cao chỉ định chứ không phải nhân viên nhà tù”, Jonathan Groner – giáo sư y khoa tại Đại học bang Ohio – cho biết.
Hoạt động tử hình phạm nhân ở nhà tù bang Oklahoma bị đình chỉ từ năm 2015, sau loạt bê bối liên quan đến việc nhân viên kết hợp nhầm thuốc độc.
John Marion Grant đã phải trải qua cái chết đau đớn (ảnh: AP)
Trong vụ xử tử đầu tiên ở nhà tù này sau 6 năm, Grant được báo cáo là đã ngẩng đầu dậy, không ngừng la hét những lời tục tĩu trước khi rơi vào trạng thái mất ý thức 15 phút sau tiêm. 6 phút sau, Grant được báo cáo là đã chết khi nhân viên còn chưa kịp tiêm mũi thuốc thứ 2.
“Việc thi hành án đối với John Marion Grant được thực hiện theo đúng quy trình. Thật không mấy dễ chịu khi chứng kiến tử tù phải chịu cái chết đau đớn như vậy, nhưng tôi cho rằng đó không phải hình ảnh vô nhân đạo. Nôn mửa không phải hiện trượng hiếm gặp khi một người bị tiêm thuốc an thần”, Justin Wolf – đại diện nhà tù bang Oklahoma – nói với báo giới sau cái chết của Grant.
Karen Sibert – giáo sư chuyên ngành gây mê tại Đại học California (Mỹ) – khẳng định rằng midazolam không gây ra tình trạng nôn mửa nếu được tiêm đúng liều.
“Midazolam bị tiêm quá liều sẽ khiến não bị thiếu oxy, gây ra co giật. Đây là loại thuốc an thần không dễ sử dụng, đặc biệt là khi bệnh nhân đang trong tình trạng căng thẳng, lo lắng”, giáo sư Karen Sibert nói.
Nguồn: [Link nguồn]
Quyết định tham chiến cùng khối Đồng minh của Mỹ là một trong bước ngoặt lớn nhất dẫn đến sự thất bại của phe...