Phản ứng của Trung Quốc sau khi ông Trump cảnh báo về hậu quả liên quan Covid-19

Ngày 20.4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, nước này là “nạn nhân” của dịch Covid-19 và kêu gọi Mỹ hãy tôn trọng sự thật về dịch bệnh.

Hôm 18.4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về cách ứng phó với dịch bệnh và cho rằng Bắc Kinh có thể phải “chịu hậu quả” sau khi dịch Covid-19 lây lan trên thế giới.

“Nếu đó là sai sót thì chỉ là sai sót. Nhưng nếu cố ý, họ phải gánh chịu hậu quả”, ông Trump phát biểu.

Trong buổi họp báo tổ chức ngày 20.4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi Mỹ tôn trọng sự thật khoa học về dịch Covid-19 và ngừng đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm.

Theo ông Cảnh Sảng – phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nước này chỉ là nạn nhân của đại dịch chứ không phải thủ phạm. Bằng chứng là Trung Quốc cũng bị Covid-19 tấn công như nhiều quốc gia khác.

“Trung Quốc đã nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus một cách công khai và minh bạch”, ông Cảnh nhấn mạnh và nói thêm rằng nước này đã có hy sinh to lớn, đóng góp quan trọng vào cuộc chiến chống đại dịch toàn cầu.

“Cộng đồng quốc tế nên làm việc cùng nhau để đối mặt với những cuộc khủng hoảng lớn”, ông Cảnh Sảng phát biểu.

Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng chỉ trích thiếu căn cứ về cách phản ứng với Covid-19 (ảnh: Reuters)

Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng chỉ trích thiếu căn cứ về cách phản ứng với Covid-19 (ảnh: Reuters)

Trả lời vấn đề Úc kêu gọi tiến hành điều tra về phản ứng đối với dịch bệnh của Trung Quốc và WHO, ông Cảnh cho rằng điều này là không có căn cứ.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh quan ngại sâu sắc về những nhận xét của Ngoại trưởng Úc – bà Marise Payne.

"Trung Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc và kịch liệt phản đối điều đó", ông Cảnh phát biểu.

Ông Cảnh Sảng nhấn mạnh thêm rằng Trung Quốc đã rất công khai, minh bạch về ứng phó với dịch Coivd-19.

Hôm 19.4, Ngoại trưởng Úc đã kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập nhằm đánh giá phản ứng toàn cầu đối với đại dịch Covid-19, bao gồm cách xử lý khủng hoảng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung Quốc.

“Việc đánh giá độc lập sẽ cho chúng ta biết về nguồn gốc của virus, cách tiếp cận cũng như sự cởi mở trong chia sẻ thông tin, sự phối hợp hành động của Tổ chức Y tế thế giới với các nhà lãnh đạo quốc tế. Tất cả những vấn đề này cần được đặt lên bàn để thảo luận”, bà Marise Payne phát biểu.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Bê bối nghiêm trọng khiến Mỹ thêm chậm chân chống Covid-19 ở giai đoạn đầu

Sự cẩu thả của các phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã khiến nhiều bộ xét...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – CGTN, Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN