Phản ứng của Trung Quốc sau khi ông Abe bị ám sát

Các quan chức Trung Quốc đã gửi lời chia buồn sau vụ ám sát cựu thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, trong khi cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ phản ứng trái chiều, phản ánh quan hệ thăng trầm giữa hai nước trong nhiệm kỳ của ông Abe.

Ông Abe gặp ông Tập ở Bắc Kinh năm 2019.

Ông Abe gặp ông Tập ở Bắc Kinh năm 2019.

Thông tin về việc ông Abe bị ám sát là một trong những chủ đề nóng nhất trên mạng xã hội Trung Quốc. Nhưng một số mạng xã hội đã đóng tính năng bình luận để tránh những tranh cãi không đáng có vì những chuyến thăm của ông Abe tới ngôi đền Yasukuni.

Các quan chức chính phủ Trung Quốc bày tỏ sự bàng hoàng và gửi lời chia buồn sau vụ ám sát một Thủ tướng Nhật Bản nắm quyền lâu nhất kể từ thời hậu chiến.

“Cựu Thủ tướng Abe đã đóng góp vào việc cải thiện và phát triển quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản trong nhiệm kỳ. Chúng tôi gửi lời chia buồn về sự ra đi và xin chia buồn với gia đình ông ấy”, một phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản cho biết.

Ông Abe, 67 tuổi, từng là Thủ tướng Nhật Bản trong giai đoạn 2006 – 2007 và hai nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 2012 – 2020. Ông được coi là người có đóng góp quan trọng vào nỗ lực cải thiện quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc. Tháng 12.2021, ông từng hứng chịu sự chỉ trích của Trung Quốc khi lên tiếng cảnh báo “Bắc Kinh tấn công Đài Loan là tự sát”.

Giới quan sát nhận định, ông Abe đã cố gắng cân bằng mối quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Mỹ. Ông đã giúp cải thiện quan hệ với Bắc Kinh.

Tháng 10.2006, chưa đầy một tháng sau khi trở thành Thủ tướng, ông Abe thăm Trung Quốc, chuyến thăm được Chủ tịch Trung Quốc khi đó là Hồ Cẩm Đào mô tả là “bước ngoặt” trong mối quan hệ giữa hai nước.

Ông Abe không còn là Thủ tướng vào năm 2007 vì lý do sức khỏe, nhưng quay trở lại nắm quyền vào tháng 12.2012, ở giai đoạn quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất vì tranh chấp liên quan đến quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

Căng thẳng leo thang vào năm 2013, khi ông Abe đến thăm ngôi đền Yasukuni, khiến Bắc Kinh tức giận. Nhưng quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc bắt đầu được cải thiện vào năm sau đó, khi ông Abe gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh. Ông Abe nói hai nước không nên để các vấn đề đơn lẻ “làm tổn hại đến mối quan hệ tổng thể”.

Trong những năm sau, ông Abe gặp ông Tập nhiều lần, kêu gọi khôi phục đàm phán an ninh giữa hai nước sau 4 năm bị gián đoạn.

Trung Quốc và Nhật Bản duy trì mối quan hệ tiếp xúc cấp cao trong giai đoạn ông Abe nắm quyền nhiệm kỳ hai. Khi đó, ông Abe đã gặp ông Tập 9 lần. Ông cũng tới thăm Trung Quốc một lần nữa vào năm 2018.

Ông Tập từng có kế hoạch thăm Nhật Bản, gặp ông Abe vào năm 2020, nhưng chuyến thăm bị hoãn vì dịch bệnh Covid-19. Không lâu sau đó, ông Abe rời nhiệm sở vì lý do sức khỏe.

Lần cuối hai nhà lãnh đạo gặp nhau là vào năm 2019, khi đó ông Abe nói hi vọng hai nước sẽ “không ngừng có các cuộc trao đổi”.

Nhìn chung, giới quan sát đánh giá quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc khá ổn định dưới thời ông Abe. Hu Jiping, Phó chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, cho biết ông Abe đã giúp “đưa các mối quan hệ trở lại đúng hướng” dựa trên cách tiếp cận “thực tế”.

Lian Degui, giám đốc bộ phận nghiên cứu về Nhật Bản tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, nói quan điểm của ông Abe về Trung Quốc đã thay đổi theo thời gian, đặc biệt sau khi ông Abe rời nhiệm sở.

Nguồn: [Link nguồn]

Thêm lời khai của nghi phạm ám sát ông Abe, hé lộ mục tiêu thứ hai

Nghi phạm ám sát ông Abe Shinzo – Yamagami Tetsuy – khai với cảnh sát rằng cựu Thủ tướng Nhật không phải mục tiêu duy nhất của hắn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN