Phản ứng của TQ với bản báo cáo nguồn gốc Covid-19 của WHO

Trong khi 14 quốc gia bao gồm Mỹ và Anh bày tỏ “quan ngại” về báo cáo nguồn gốc Covid-19 do WHO công bố, Trung Quốc có động thái ngược lại.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng về bản báo cáo điều tra nguồn gốc Covid-19 của WHO. Ảnh: Tân hoa xã

Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng về bản báo cáo điều tra nguồn gốc Covid-19 của WHO. Ảnh: Tân hoa xã

Thời báo Hoàn cầu hôm 31/3 đưa tin, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đánh giá cao tinh thần làm việc khoa học, chuyên nghiệp, cần mẫn của nhóm điều tra, gồm các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng kêu gọi các nước khác nghiên cứu thêm để truy tìm nguồn gốc virus SARS-CoV-2 vì đây là nhiệm vụ toàn cầu. 

Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ các nghiên cứu khoa học toàn cầu về nguồn gốc và sự lây lan virus SARS-CoV-2, tham gia xây dựng nghị quyết của WHO về Covid-19 và hỗ trợ hợp tác giữa các nước thành viên của WHO trong việc nghiên cứu về nguồn gốc của virus. 

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố, việc chính trị hóa vấn đề truy xuất nguồn gốc Covid-19 sẽ cản trở nghiêm trọng nỗ lực tìm kiếm nguồn gốc Covid-19 trên toàn cầu và dẫn đến nhiều thiệt hại về con người hơn. Điều này đi ngược lại mong muốn của cộng đồng quốc tế là đoàn kết chống lại dịch bệnh. 

Trong bản báo cáo dài 120 trang do WHO công bố hôm 30/3, nhóm điều tra toàn cầu của WHO đã công bố những phát hiện ban đầu từ chuyến công tác thực địa tới Trung Quốc từ ngày 14/1 đến ngày 10/2. Họ kết luận rằng, "rất có thể virus SARS-CoV-2 lây truyền sang người qua một động vật trung gian và việc rò rỉ từ phòng thí nghiệm rất ít khả năng xảy ra". 

Báo cáo đầy đủ cũng không đưa ra kết luận chắc chắn về nguồn gốc Covid-19 liên quan tới chợ hải sản Huanan ở Vũ Hán. "Nhóm điều tra đã xác nhận, có tình trạng lây nhiễm diện rộng ở chợ hải sản Huanan, Vũ Hán, nhưng không thể xác định nguồn lây của ổ dịch này", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, nói trong cuộc họp báo về bản báo cáo. 

Báo cáo của WHO cũng đưa ra đề xuất cho nghiên cứu giai đoạn tiếp theo về việc truy tìm nguồn gốc Covid-19, bao gồm việc kiểm tra các loại động vật hoang dã để tìm trình tự virus và kháng thể liên quan đến virus Corona ở các tỉnh phía nam Trung Quốc và khu vực Đông Á cũng như Đông Nam Á. Một nhóm chuyên gia toàn cầu là cần thiết để hỗ trợ nghiên cứu truy tìm nguồn gốc các dịch bệnh trong tương lai.

Trước khi WHO chính thức công bố báo cáo đầy đủ, các chính trị gia và truyền thông phương Tây bắt đầu đưa ra những "quan ngại" và đặt câu hỏi rằng liệu Bắc Kinh có gây áp lực với WHO trong quá trình viết báo cáo hay không. Một câu hỏi nữa cũng được đưa ra là liệu nhóm điều tra có được truy cập đầy đủ dữ liệu trong thời gian làm việc tại Vũ Hán hay không. 

Trung Quốc đã 2 lần mời các chuyên gia WHO tới Vũ Hán để điều tra nguồn gốc Covid-19. Từ ngày 14/1 đến ngày 10/2, các chuyên gia Trung Quốc đã phối hợp với nhóm chuyên gia quốc tế của WHO để thực hiện cuộc điều tra chung, kéo dài 28 ngày ở Vũ Hán. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đã hỗ trợ mọi thứ cần thiết cho công việc của nhóm điều tra WHO ở Vũ Hán. 

Mỹ và 13 quốc gia quan ngại báo cáo nguồn gốc Covid-19 của WHO

14 quốc gia bao gồm Mỹ và Anh đã bày tỏ “quan ngại” về báo cáo nguồn gốc Covid-19 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Thời báo Hoàn cầu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN