Phản ứng của ông Zelensky sau khi Nga sắp hạ ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ sự hoài nghi về khả năng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân sau khi nước này sửa đổi học thuyết hạt nhân.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuần trước tới Mỹ để trình bày "kế hoạch chiến thắng". Ảnh: (Ting Shen/Bloomberg.  

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuần trước tới Mỹ để trình bày "kế hoạch chiến thắng". Ảnh: (Ting Shen/Bloomberg.  

Trả lời phỏng vấn trên đài Fox News hôm 29/9, ông Zelensky tin rằng Nga sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân.

"Không ai biết Tổng thống Nga Vladimir Putin nghĩ gì", ông Zelensky nói. "Ông Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm vào bất cứ quốc gia nào ở bất cứ thời điểm nào hoặc là không. Nhưng tôi nghĩ ông Putin sẽ không làm như vậy".

"Tôi nghĩ ông Putin quý trọng mạng sống của mình và của những người khác. Đó là lý do Nga ngần ngại trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân", ông Zelensky nói thêm.

Nội dung cuộc phỏng vấn được công bố sau khi Nga thông báo bản sửa đổi của học thuyết hạt nhân đã sẵn sàng. Theo phát ngôn viên Điện Kremli Dmitry Peskov, bản sửa đổi hiện trải qua các thủ tục cần thiết trước khi chính thức có hiệu lực.

Quân đội sẽ "xác định các điều kiện" để sử dụng vũ khí hạt nhân, ông Peskov cho biết thêm. "Quân đội sẽ xem xét kỹ lưỡng các vũ khí cần được sử dụng và cách sử dụng", ông Peskov nói.

Ông Peskov đổ lỗi cho các quốc gia thành viên NATO vì đã tích cực hỗ trợ Ukraine trong xung đột và đó là một trong các nguyên nhân khiến "Nga cần phải điều chỉnh học thuyết hạt nhân và các chính sách trong lĩnh vực răn đe hạt nhân".

Kho vũ khí hạt nhân của Nga có các vũ khí hạt nhân chiến thuật được thiết kế để sử dụng trong xung đột và không nằm trong danh mục bị cấm sử dụng. Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga bao gồm đầu đạn gắn trên các tên lửa đạn đạo Iskander, tên lửa tầm xa hoặc bom hạt nhân.

Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin gợi ý hạ ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân, trong đó vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng để đáp trả một cuộc tấn công thông thường nhằm vào Nga. Một cường quốc hạt nhân ủng hộ một quốc gia tấn công Nga cũng sẽ bị coi là bên tham gia vào cuộc tấn công đó.

Nguy cơ Nga đáp trả bằng vũ khí hạt nhân là một những yếu tố khiến phương Tây đến nay vẫn chưa cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công mục tiêu trong lãnh thổ Nga.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng phiên bản cập nhật của học thuyết hạt nhân Nga đã sẵn sàng, do sự tham gia ngày càng tăng của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Kyiv Independent ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN