Phân biệt rắn độc và rắn không độc như thế nào?
Nhầm lẫn rắn độc với rắn không độc và ngược lại sẽ có những tác hại khôn lường, thậm chí là chết người. Vậy làm thế nào để có thể phân biệt được chúng? Mời độc giả cùng trả lời câu hỏi này bằng cách bấm vào phần màu xanh lá dưới ảnh. Câu trả lời chính thức sẽ được công bố lúc 15h hôm nay.
Theo trang Be Prepared, có nhiều cách để phân biệt rắn độc và rắn không độc. Tuy nhiên, đây chỉ là những cách để tham khảo, không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối.
1. Màu sắc, hoa văn: Nhìn chung, các loài rắn có màu sắc, hoa văn càng sặc sỡ bao nhiêu, chúng ta càng nên cẩn trọng với chúng bấy nhiêu. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ như loài rắn độc Mamba đen.
2. Hình dạng đầu: Các loài rắn độc thường có phần đầu bè rộng, hình tam giác. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ vì hầu hết đầu rắn đều trông giống nhau, sự khác biệt chỉ được thấy rõ ở hình dạng của hàm. Một con rắn độc sẽ có đầu giống hình củ hành với chiếc cổ gầy do túi chứa nọc độc nằm dưới hàm, trong khi rắn không độc có phần hàm xẹp hơn vì không có túi nọc độc.
3. Hình dạng đồng tử: Rắn độc thường có phần đồng tử hình elip, giống mắt mèo, thay vì đồng tử tròn.
4. Phát ra tiếng kêu ở đuôi: Khi một con rắn phát ra tiếng kêu ở đuôi lúc bạn tới gần, rất có thể đó là rắn đuôi chuông, một loài có độc.
5. Quan sát chuyển động đặc trưng: Ví dụ như khi rắn di chuyển dưới nước. Loài rắn nước, không độc, thường bơi dưới nước với phần đầu nhô cao. Trong khi đó, một số loài rắn độc như loài Cottonmouths sẽ không ngóc phần đầu lên khỏi mặt nước khi bơi.
6. Lỗ nhỏ gần mũi: Rắn độc thường có thêm 2 lỗ nhỏ gần mũi, có chức năng để cảm nhận được nhiệt tỏa ra từ con mồi cũng như kẻ thù. Rắn không độc không có 2 lỗ nhỏ này.
Một lần nữa, xin nhắc lại, các cách trên chỉ mang tính chất tham khảo, không đúng trong mọi trường hợp. Khi thấy một con rắn, tốt hơn hết là nên tránh xa.
Theo tôi thì tốt nhất các bạn gặp bất cứ con rắn nào thì cũng cần giữ khoảng cách an toàn. Không tấn công rắn vì khi đó rất có thể bạn bị rắn tấn công lại. Nếu muốn biết thêm được nhiều loài rắn bạn có thể ghé thăm các trại rắn để có thêm nhiều kiến thức.
Rắn độc thường có cái đầu góc cạnh, hoạ tiết hung dữ, có răng nanh dài, săn mồi chủ yếu ban đêm...
Điểm chung thường sẽ là màu sắc hoặc hình dạng nổi bật, ví dụ như vòng màu sáng tối, hoặc đen bóng có độ phản quang cao
Rất khó phân biệt, trừ khi biết chính xác tên của loại rắn đó.
Dấu hiệu nhận biết rắn độc và rắn không độc:
1. Mắt rắn: Rắn không độc thường có con ngươi tròn, trong khi rắn độc thì con ngươi sọc dọc.
2. Mũi rắn: Với rắn độc, ở khoảng giữa mắt và lỗ mũi của chúng sẽ có cái hốc nhỏ
3.Đuôi rắn: Vảy đuôi của rắn độc thường được phân thành từng hàng riêng lẻ
4.Đầu rắn: Về bề ngoài rắn độc và rắn không độc không có sự khác biệt hoàn toàn.
5. Màu sắc, họa tiết trên da rắn: Rắn độc thường có màu nổi bật, và có thể phát ra những tiếng rít rất đặc trưng
6.Dựa vào răng nanh, vết cắn Rắn có răng nanh thì chắc chắn là rắn độc
Rắn độc đầu thường có dạng hình tam giác, hàm bành rộng sang hai bên và phần tiếp giáp đầu với thân (cổ) thường thon lại. Trong đa số trường hợp rắn không chủ động cắn người hay vật nuôi. Nó chỉ tấn công khi săn mồi hoặc cảm thấy bị đe dọa. Phòng ngừa bằng cách trang bị bảo hộ khi làm việc, đi lại nơi có cây cối rậm rạp hoặc nơi có nhiều hang hốc lâu ngày. Không bắt rắn nếu không có dụng cụ và kỹ năng. Bị rắn cắn thì sơ cứu (tự tìm hiểu Google ở các trang chính thống). Sau đó đến cơ sở y tế gần nhất, không tự chữa bằng bùa ngải hay mẹo dân gian.
Rắn có độc: đầu hình tam giác, con ngươi dẹt, vết cắn có dấu răng nanh, ngoài ra còn có thể phân biệt bằng màu sắc đăc trưng.
Cách 1: Phân biệt về màu sắc, thường những con rắn độc có màu sắc rất sặc sỡ và đẹp mắt. Cách này dễ phân biệt nhất bằng mắt nhưng ko phải chính xác 100%.
Cách 2: Các con rắn độc đều có 2 răng nanh dùng để phun độc. Cách này chỉ có thể biết khi bị cắn hoặc bắt được rắn.
Cách 3: Tốt nhất là gặp rắn nên tránh xa, không nên bắt và làm đau chúng để tránh bị rắn cắn.
Thông thường nếu phân biệt bằng mắt thường thì các loại rắn có màu sặc sỡ thông thường là Rắn có độc. Còn khi bị đã bị cắn chúng ta có thể nhìn vào vết cắn, vết cắn của rắn độc lộ rõ 2 vết vết răng nanh (rắn không độc thì ko có răng nanh).
Nếu nó cắn mà chỉ ngứa và không bị làm sao thì rắn không độc, còn nếu không sống được để trả lời câu hỏi trên là rắn độc.. Hi
tôi muốn biết để phòng tránh, cứu chữa khi gặp phải những con rắn độc gây chết người
Vết cắn
rắn độc là trên đầu có hình chữ thập,đầu hình tam giác
rắn độc có nanh
Phân biệt dựa vào vết cắn của rắn. Rắn độc khi cắn sẽ có 2 vết răng nanh to và sâu hơn còn rắn thường thì các vết răng khi cắn đều nhau.
Rắn độc là rắn thường có đầu hình tam giác và có lưỡi chia đôi (hai lưỡi)
Thông thường đầu của rắn độc khá lớn, có hình tam giác, cổ nhỏ, đuôi ngắn, đoạn đuôi từ sau hậu môn nhỏ thót lại, hoa văn hiện rõ. Đầu của rắn không độc tương đối nhỏ, có hình bầu dục, đuôi dài, đoạn đuôi phía sau hậu môn nhỏ dần.
Dựa vào vết cắn của răng
Rắn độc thường sinh sống ở nơi khô ráo, ngoại trừ rắn cạp nia (mái rằm) sống ở nơi ẩm thấp, đầu có hình tam giác vì vậy rắn độc thường có màu da mốc không giống như rắn không độc.
Nhìn vào đuôi, đuôi càng tù rắn càng độc.
- Rắn độc: đầu đa số nhìn giống hình tam giác, có răng nanh, mặt hung dữ.
- Rắn không độc: đầu nhin giống hình chữ nhật (thuông dài), không có răng nanh, mặt có vẻ hiền.
Rắn độc có đầu hình tam giác. Còn ngược lại là rắn không độc.
Tôi không biết, vì căn bản khi nhìn thấy rắn là sợ, không dám lại gần. Nhờ các bạn "thông não" giúp. Nhất là các bạn sống ở vùng đồi núi, miền tây...
Rắn độc thông thường có phần đầu hình tam giác.
Khi thấy rắn, nhất là rắn độc như hổ mang chúa, hổ đất..., nhiều người sẽ bắt đem bán hoặc giết chết. Tuy nhiên,...
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]