Pakistan phá hồ nước ngọt lớn nhất đất nước để chống lũ
Pakistan quyết định phá hồ nước ngọt lớn nhất đất nước để chống lũ, việc làm này khiến 100.000 người phải sơ tán nhưng cứu các khu vực đông dân hơn khỏi ngập lụt.
HãngReuters đưa tin Pakistan ngày 4-9 đã phá vỡ hồ nước ngọt Manchar lớn nhất đất nước để chống lũ. Quyết định phá vỡ hồ khiến 100.000 người phải sơ tán nhưng cứu các khu vực đông dân cư hơn khỏi ngập lụt.
Hồ Manchar thuộc tỉnh Sindh (Pakistan) là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất ở Pakistan và là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất châu Á.
Một quan chức tỉnh Sindh - ông Jam Khan Shoro cho biết mực nước ở hồ Manchar đã đạt đến mức nguy hiểm và đe dọa các khu vực xung quanh ở phía nam tỉnh này.
Lũ lụt ở Pakistan ngày 4-9. Ảnh: REUTERS
Ông Shoro cho biết khoảng 100.000 người sẽ bị ảnh hưởng từ việc phá hồ Manchar nhưng cách này sẽ giúp cứu các khu vực đông dân hơn và làm giảm mực nước ở các khu vực khác.
Ông Shoro nói với Reuters rằng “Phá vỡ hồ sẽ giúp chúng tôi cứu được thị trấn Sehwan (tỉnh Sindh), mực nước ở thị trấn Johi và thị trấn Mehar cũng sẽ giảm xuống”.
Lũ lụt ở Pakistan đã ảnh hưởng đến 33 triệu người và khiến ít nhất 1.290 người thiệt mạng, trong đó có 453 trẻ em. Tình trạng ngập lụt vẫn đang lan rộng.
Các đập và hồ chứa ở Pakistan đã tràn và không thể dùng để ngăn dòng chảy ở hạ lưu.
Theo Reuters, Pakistan đã ghi nhận lượng mưa cao gấp gần ba lần lượng mưa trung bình trong vòng 30 năm, tổng cộng là 390,7 mm. Tỉnh Sindh, với dân số 50 triệu người, bị ảnh hưởng nặng nề nhất với lượng mưa nhiều hơn 464% so với mức trung bình trong vòng 30 năm.
Cơ quan Quản lý Thảm họa Pakistan (NDMA) đã cảnh báo các địa phương phải luôn cảnh giác cao độ và hạn chế phương tiện di chuyển ở những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất, cũng như những khu vực gần kênh nước.
Nguồn: [Link nguồn]
Trận lũ lớn nhất trong 30 năm qua ở Pakistan đã phá hủy gần một triệu ngôi nhà, khiến hơn 1.100 người thiệt mạng; hơn 1.600 người bị thương; hơn 735.00 vật nuôi mất tích, đồng...