Ông Trump tuyên bố gây sốc về dầu của Trung Đông
Trong một loạt các bài đăng trên Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra tuyên bố bất ngờ liên quan tới cuộc tấn công vào các nhà máy sản xuất dầu của Ả Rập Saudi hôm 14/9.
Ông Trump đưa ra tuyên bố trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực Trung Đông khi nhà máy sản xuất dầu lớn nhất thế giới tại Ả Rập Saudi bị tấn công (ảnh minh hoạ)
Ông Trump nhấn mạnh với những người theo dõi trên Twitter rằng: Hoa Kỳ giờ đã trở thành nhà sản xuất dầu số một thế giới và vì vậy, nước Mỹ không còn cần dầu và khí đốt nhập khẩu từ Trung Đông. Trên thực tế, Mỹ cũng có rất ít tàu chở dầu tại khu vực này.
Tuy nhiên, trái với tuyên bố nói trên của Tổng thống Trump, những số liệu từ phía chính phủ Mỹ cho thấy một sự thật khác. Trước hết, sự phát triển của công nghệ khai thác dầu mỏ bắt đầu từ hơn một thập kỷ trước, đã khiến cho Mỹ hiện nay trở thành một trong những nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Nhưng sản lượng nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ khác đến từ vùng Vịnh (Trung Đông) vào Mỹ trong năm 2018 vẫn rất lớn.
Ông Jean Francois Seznec, một quan chức cấp cao của Trung tâm Năng lượng Toàn cầu thuộc Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), cho biết:
“Từ trước đến nay, nước Mỹ vẫn đang nhập khẩu khá nhiều dầu thô và không thể có khả năng đứng ngoài thị trường dầu mỏ thế giới”.
Ả Rập Saudi là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trên toàn cầu. Trong khi đó, Mỹ chỉ sản xuất được khoảng 12 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhưng lại tiêu thụ 20 triệu thùng/ngày, nghĩa là Mỹ phải nhập khẩu phần còn lại.
Phần lớn nguồn dầu thô của Mỹ đến từ Canada, nhưng một số vẫn đến từ Ả Rập Saudi, Iraq và các quốc gia vùng Vịnh khác. Đơn giản, vì nhiều nhà máy lọc dầu của Mỹ thích dầu của vùng Trung Đông.
Lấy ví dụ, nhà máy lọc dầu lớn nhất của Mỹ - Motiva Enterprises LLC ở Port Arthur thuộc bang Texas (Mỹ), có một nửa số vốn thuộc sở hữu của công ty Saudi Aramco (công ty năng lượng của nhà nước Ả Rập Saudi) chỉ lọc dầu của Ả Rập Saudi xuất khẩu sang Mỹ. Các nhà máy lọc dầu khác, đặc biệt là các nhà máy lọc dầu ở bang California, nơi cách xa các mỏ dầu lớn của Hoa Kỳ cũng phải dựa vào nguồn dầu nhập khẩu từ Trung Đông.
Dòng Twitter gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump về khả năng sản xuất dầu của Mỹ (ảnh Twitter)
Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Hoa Kỳ (U.S. Energy Information Administration) cho biết:Sản lượng khai thác dầu thô của Mỹ năm 2018 không thể đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho những công ty lọc dầu, đã khiến cho nước này phải nhập khẩu trung bình 48 triệu thùng dầu mỗi tháng từ các nhà cung cấp dầu thô ở khu vực Trung Đông. Con số này giảm khoảng một phần ba so với một thập kỷ trước, khi nhu cầu dầu và khí đốt của Mỹ tăng vọt, nhưng gần bằng mức nhập khẩu dầu của các năm 1995 và 1996.
Ông Phillip Cornell, một thành viên cao cấp khác trong Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), hiện là người cố vấn kinh doanh cho công ty Saudi Aramco đã gọi dòng tweet nói trên của Trump là vô nghĩa.
“Ông ta (Trump) là một người thích cường điệu các vấn đề”, ông Phillip Cornell nói.
Trong khi đó, ông Sarah Emerson, chủ tịch của ESAI Energy LLC (công ty quốc tế nghiên cứu về năng lượng toàn cầu), cho biết:
“Việc ngừng sản xuất và xuất khẩu dầu của Ả Rập Saudi, nếu kéo dài, có thể tạo cơ hội cho các nhà sản xuất dầu thô của Mỹ mở rộng thị trường của mình ra nước ngoài”.
Trong một diễn biến khác, Iran mới đây đã bác bỏ các cáo buộc và cho rằng Mỹ đang cố tình đổ lỗi cho nước này trong vụ tấn công, gây thiệt hại cho nhà máy chế biến dầu thô lớn nhất thế giới tại Ả Rập Saudi và gây ra sự tăng vọt lớn nhất về giá dầu thô trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng dựa trên những bằng chứng, có thể thấy Iran phải chịu trách nhiệm vụ tấn công nhà...