Ông Trump "trảm" Bộ trưởng Quốc phòng: Nước Mỹ bước vào chuỗi 72 ngày "khốc liệt"?

Chiều 9/11 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper thông qua Twitter. Theo CNN, đây mới chỉ là bước khởi đầu của chuỗi 72 ngày "khốc liệt".  

Ông Trump (phải) hôm 9/11 tuyên bố sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Ảnh: Getty

Ông Trump (phải) hôm 9/11 tuyên bố sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Ảnh: Getty

Hãng CNN hôm 9/11 đưa tin, việc ông Trump sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper không quá bất ngờ. Nhiều tháng qua, ông Esper đã nằm trong danh sách bất tuân của ông Trump kể từ khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phản đối việc sử dụng quân đội để trấn áp các cuộc biểu tình, đôi khi đi kèm với bạo lực nổ ra ở các thành phố lớn của Mỹ liên quan tới cái chết của người đàn ông da màu George Floyd hồi tháng 5.

Nhiều tuần trước cuộc bầu cử Mỹ năm nay, ông Esper đã viết sẵn một đơn từ chức. Như vậy, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã lường trước được ngày này. 

Việc sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không bất ngờ nhưng ý nghĩa của nó rất đáng để lưu tâm. Theo CNN, đây là động thái đánh dấu "bước đi" đầu tiên trong 72 ngày "khốc liệt" trong lịch sử chính trị Mỹ hiện đại (tính từ nay đến ngày tân Tổng thống Mỹ nhậm chức 20/1/2021). 

Khi ông Trump vẫn chưa thừa nhận thất bại trong bầu cử Mỹ năm nay và các quan chức cấp cao của đội ngũ tranh cử khẳng định trong cuộc họp với toàn bộ nhân viên hôm 9/11 rằng ông Trump vẫn còn cơ hội trong cuộc đua. Các diễn biến bất thường hứa hẹn vẫn xảy ra nhiều ngày hoặc nhiều tuần, khi mà ông Trump vẫn chưa giành được chiến thắng. Và đó sẽ thực sự là "viên thuốc đắng" khó nuốt với người Mỹ. 

"Chiến thắng là dễ dàng nhưng tôi chưa bao giờ dễ dàng chấp nhận thất bại", ông Trump nói với đội ngũ tranh cử trong Ngày bầu cử 3/11. 

Vì vậy, việc thua cuộc sẽ khiến ông Trump tức giận và dễ có những động thái vượt quá giới hạn. Và việc sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ là khởi đầu trong chuỗi động thái bất ngờ mà ông Trump có thể đưa ra từ nay đến ngày tân Tổng thống Mỹ nhậm chức. 

Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử, ông Trump liên tục công kích Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray vì cho rằng ông này không điều tra hiệu quả các cáo buộc tham nhũng trong tổ chức. 

Tờ Washington Post hồi cuối tháng 10 đưa tin, ông Trump đang cân nhắc sa thải ông Wray sau cuộc bầu cử năm nay, một động thái có thể khiến Bộ trưởng Tư pháp William Barr lo lắng. Ông Barr, một người được cho là trung thành với ông Trump, nhưng không ủng hộ Tổng thống Mỹ đương nhiệm khi trì hoãn điều tra cáo buộc của Tổng thống. Ông Trump cáo buộc cuộc điều tra của FBI về bầu cử Mỹ 2016 có sai phạm nhưng không đưa ra được bằng chứng thuyết phục.

Trang Axios còn đưa tin, ông Trump nhiều khả năng sẽ sa thải cả giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), Gina Haspel. 

Việc loại bỏ những người đứng đầu Bộ Quốc phòng, FBI và CIA, và có thể cả Bộ trưởng Tư pháp, có thể chỉ là bước đầu tiên trong một cuộc "thanh trừng" chính phủ, những người được cho là không đủ trung thành với Trump. 

Hãng CNN nhận định, ông Trump có thể làm nhiều điều khi đang giận dữ lại nắm trong tay nhiều quyền lực và không ai phàn nàn về cách ông sử dụng quyền lực. 

Nguồn: [Link nguồn]

Hành động khác biệt của ông Tập trong 2 cuộc bầu cử Mỹ gần nhất

Theo các chuyên gia, vẫn có khả năng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chúc mừng ông Biden, người được nhiều hãng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - CNN ([Tên nguồn])
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN