Ông Trump “giải cứu” nền kinh tế Nga sau ba năm xung đột ở Ukraine?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nền kinh tế Nga đang đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng sau ba năm chịu ảnh hưởng của chiến tranh Ukraine, lạm phát cao, lãi suất tăng vọt và các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Tuy nhiên, những động thái của Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây có thể được xem là trao cho Moscow một “phao cứu sinh”, Reuters nhận định.

Ông Trump thúc đẩy việc chấm dứt xung đột ở Ukraine tạo ra xu hướng tích cực đối với nền kinh tế Nga. Ảnh: Reuters.

Ông Trump thúc đẩy việc chấm dứt xung đột ở Ukraine tạo ra xu hướng tích cực đối với nền kinh tế Nga. Ảnh: Reuters.

Ông Trump đang thúc đẩy một thỏa thuận nhanh chóng để kết thúc chiến sự tại Ukraine. Động thái này khiến các đồng minh châu Âu của Washington lo ngại, nhất là khi vai trò của Ukraine bị gạt ra bên lề.

Tổng thống Mỹ thậm chí còn quy trách nhiệm cho Ukraine trong cuộc xung đột– một lập trường được xem là lợi thế chính trị lớn đối với Moscow, đồng thời có thể mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể, theo Reuters.

Nền kinh tế Nga giữa hai lựa chọn khó khăn

Sự thúc đẩy có lợi của Mỹ diễn ra trong bối cảnh Moscow đang đối mặt với hai lựa chọn đầy thách thức, theo Oleg Vyugin, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nga. Một là giảm chi tiêu quân sự khi vẫn đang kiểm soát thêm lãnh thổ Ukraine. Hai là tiếp tục chi tiêu mạnh tay, nhưng điều này sẽ kéo theo tăng trưởng chậm, lạm phát cao và mức sống giảm – những yếu tố có thể gây rủi ro chính trị.

Dù chi tiêu chính phủ thường thúc đẩy tăng trưởng, nhưng việc dồn ngân sách vào sản xuất vũ khí thay vì lĩnh vực dân sự dường như đã khiến nền kinh tế Nga rơi vào tình trạng quá tải. Lãi suất ở mức 21% đang kìm hãm đầu tư doanh nghiệp, trong khi lạm phát vẫn chưa thể kiểm soát.

“Về mặt kinh tế, Nga có lợi ích khi Mỹ thúc đẩy đàm phán để chấm dứt xung đột”, ông Vyugin nói. “Điều này sẽ giúp tránh việc tiếp tục phân bổ tài nguyên cho những mục đích không mang lại giá trị lâu dài. Đây là cách duy nhất để tránh tình trạng suy thoái kèm lạm phát”.

Mặc dù khó có khả năng Nga sẽ cắt giảm mạnh chi tiêu quốc phòng – hiện chiếm khoảng một phần ba ngân sách – nhưng viễn cảnh đạt được một thỏa thuận hòa bình có thể giúp giảm bớt áp lực kinh tế, mở đường cho việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phương Tây quay trở lại Nga.

“Nga sẽ không muốn dừng ngay sản xuất vũ khí vì cũng cần khôi phục quân đội sau xung đột”, Alexander Kolyandr, chuyên gia tại Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu (CEPA), nhận định. “Tuy nhiên, giải ngũ một phần binh sĩ có thể giảm bớt áp lực lên thị trường lao động”.

Nga đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng do tuyển quân phục vụ chiến tranh và làn sóng di cư. Tỷ lệ thất nghiệp của Nga hiện ở mức thấp kỷ lục (2,3%).

Chuyên gia Kolyandr cho rằng nếu ông Trump giảm áp lực trừng phạt Nga, nhất là các biện pháp thứ cấp nhằm vào doanh nghiệp nước ngoài, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ trở nên dễ dàng hơn, từ đó giúp giảm lạm phát.

Mỹ có thể giúp nền kinh tế Nga vượt khó khăn

Binh sĩ quân đội Nga. Ảnh: TASS.

Binh sĩ quân đội Nga. Ảnh: TASS.

Tín hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường. Đồng rúp Nga vừa tăng lên mức cao nhất trong gần sáu tháng so với đồng USD, nhờ kì vọng về việc Mỹ nới lỏng trừng phạt.

Nền kinh tế Nga đã tăng trưởng mạnh kể từ sau cuộc suy thoái nhẹ năm 2022, nhưng dự báo năm 2024 cho thấy tăng trưởng sẽ chậm lại, từ mức 4,1% xuống còn khoảng 1-2%. Ngân hàng Trung ương Nga hiện chưa có cơ sở để cắt giảm lãi suất.

Khi giữ nguyên lãi suất ở mức 21% vào ngày 14/2, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết: “Tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng đã vượt xa khả năng sản xuất, dẫn đến sự chậm lại tự nhiên của nền kinh tế”.

Thách thức của ngân hàng trung ương là cân bằng giữa việc thúc đẩy tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. Nhưng điều này trở nên khó khăn hơn bởi chính sách kích thích tài khóa mạnh mẽ từ chính phủ. Trong tháng 1/2024, thâm hụt ngân sách Nga lên tới 1,7 nghìn tỷ rúp (19,21 tỷ USD), tăng gấp 14 lần so với cùng kỳ năm trước.

“Điều quan trọng là thâm hụt ngân sách cần được kiểm soát theo kế hoạch hiện tại của chính phủ”, bà Nabiullina nhấn mạnh.

Bộ Tài chính Nga, vốn đặt mục tiêu thâm hụt 1,2 nghìn tỷ rúp cho năm 2025, đã phải điều chỉnh ngân sách ba lần trong năm 2023.

Theo Reuters, ông Trump một mặt đưa ra các đề xuất nhượng bộ liên quan đến Ukraine, mặt khác cũng đồng thời cảnh báo về khả năng áp đặt thêm lệnh trừng phạt nếu Moscow không hợp tác.

“Washington có lợi thế đáng kể về mặt kinh tế, và đó là lý do Nga sẵn sàng tham gia đàm phán”, Chris Weafer, Giám đốc điều hành Macro-Advisory Ltd, nhận định. “Thông điệp của Mỹ rất rõ ràng, Washington sẵn sàng chấm dứt sự cô lập với Moscow nhưng nếu xung đột không sớm kết thúc, mọi thứ có thể tồi tệ hơn rất nhiều”.

Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đón hơn một chục lãnh đạo và quan chức châu Âu đến Kiev tham dự một diễn đàn để thảo luận về chiến lược của Ukraine...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Reuters. ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN