“Ông tổ” của pháo phản lực HIMARS là vũ khí Nga, từng khiến phát xít Đức khiếp sợ

Pháo phản lực phóng loạt HIMARS hay BM-30 Smerch đang là vũ khí chủ lực được Nga và Ukraine sử dụng trong cuộc xung đột quân sự. Các vũ khí này có nguồn gốc từ pháo phản lực Katyusha (Ca-chiu-sa) huyền thoại từng khiến phát xít Đức khiếp sợ trong Thế chiến 2.

Katyusha lần đầu tiên xuất hiện trong Thế chiến 2.

Katyusha lần đầu tiên xuất hiện trong Thế chiến 2.

Katyusha được quân đội Liên Xô sử dụng rộng rãi trong Thế chiến 2, trở thành biểu tượng của những loạt rocket phóng vút lên bầu trời với âm thanh đặc trưng. Mẫu pháo phản lực huyền thoại này còn xuất hiện trên khắp thế giới hàng chục năm sau, thậm chí bất cứ bệ phóng rocket nào khi đó cũng được gọi là Katyusha vì thiết kế tương đồng.

Trong lịch sử nhân loại, con người đã sử dụng rocket trong quân sự từ rất sớm. Người Trung Hoa sử dụng rocket từ những năm 200. Người Ấn Độ sử dụng rocket chống lại quân Anh vào những năm 1700.

Người Anh lấy ý tưởng này để đối phó Mỹ trong cuộc chiến năm 1812. Nhưng rocket được sử dụng thời xa xưa chỉ gây tác động tâm lý nhiều hơn là gây thiệt hại trên thực tế.

Xét về công nghệ rocket và tên lửa nói chung, Nga luôn vượt trội hơn so với phương Tây. Nga sử dụng rocket trong cuộc chiến tranh với Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1828. Người Nga phát triển tàu ngầm phóng rocket đầu tiên vào năm 1834.

Dù gây thiệt hại cho đối phương ở mức nhất định, nhưng rocket giai đoạn này có độ chính xác kém, được phóng bằng thuốc súng và có thể gây nguy hiểm cho người vận hành. Phát minh mới về rocket của Liên Xô trong Thế chiến 2 đã đưa loại vũ khí này lên tầm cao mới.

Một xe phóng Katyusha được chuẩn bị cho trận đánh vào tháng 11/1943.

Một xe phóng Katyusha được chuẩn bị cho trận đánh vào tháng 11/1943.

Những năm 1930, những tiến bộ về nhiên liệu rắn đã thúc đẩy sự phát triển của rocket. Phiên bản Katyusha cỡ 132mm đầu tiên có tên gọi M-13, trong đó BM là xe chiến đấu và con số 13 chỉ kích cỡ của quả đạn rocket.

Mỗi xe phóng M-13 có tầm bắn 9km, đầu đạn nặng 4,9kg và mang theo tối đa 16 quả rocket.

Rocket giai đoạn này đã có độ chính xác cao hơn, nhưng vẫn cần phóng loạt với số lượng lớn để đạt hiệu quả cao nhất.

Trong quá trình nghiên cứu, Liên Xô phát triển thêm nhiều mẫu pháo phản lực Katyusha với các cỡ rocket khác nhau, từ 82mm cho tới 300mm, tốc độ bắn 12-48 rocket/phút.

Pháo phản lực Katyusha được coi là vũ khí bí mật không được phép rơi vào tay kẻ thù. Hệ thống này lần đầu tiên tham gia chiến đấu trong trận Smolensk vào ngày 14/7/1941, 3 tuần sau khi phát xít Đức xâm lược.

Phát xít Đức ban đầu tự tin rằng có thể kiểm soát hoàn toàn Liên Xô trước mùa đông. Trên thực tế, khi một loạt các vụ nổ do đạn rocket gây ra trên mặt đất, binh sĩ Đức đã bỏ chạy trong hoảng loạn.

Trong báo cáo về cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô năm 1941, một lính Đức bị bắt đã nói: "Hỏa lực từ vũ khí của Hồng quân khiến con người như phát điên", ám chỉ sức mạnh của Katyusha, theo RBTH.

Mẫu pháo phản lực của phát xít Đức trong Thế chiến 2 để lại vệt khói dài sau khi khai hỏa.

Mẫu pháo phản lực của phát xít Đức trong Thế chiến 2 để lại vệt khói dài sau khi khai hỏa.

7 tổ hợp BM-13 tham chiến tại thành phố Orsha ở Belarus vào ngày 14/7/1941 đã khiến đối phương kinh hãi tột độ. "Người Nga đã sử dụng một loại vũ khí chưa từng được biết đến. Một trận bão lửa đã thiêu cháy nhà ga Orsha, cùng toàn bộ binh lính và vũ khí. Thép đang nóng chảy và cả đất cũng đang cháy", tham mưu trưởng lục quân Đức Franz Halder viết trong hồi ký.

Từ giao tranh ở ngoại ô Moscow cho đến chiến thắng quyết định tại Berlin, pháo phản lực Katyusha luôn đóng vai trò quan trọng.

Các đặc tính cơ bản của Katyusha đến nay vẫn được các hệ thống pháo phản lực hiện đại kế thừa, đó là chi phí sản xuất rẻ, vận hành linh hoạt hơn lựu pháo, cũng như khả năng gây sốc và sức tàn phá đáng kể trong phạm vi lớn.

Theo tài liệu của Liên Xô năm 1944, một lữ đoàn Katyusha có thể phóng 1.152 quả rocket ở khu vực có diện tích 1km2 trong 5 phút.

Pháo phản lực HIMARS được Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine.

Pháo phản lực HIMARS được Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine.

Nhược điểm của Katyusha khi đó là thời gian nạp đạn rất lâu, nạp xong một xe phóng cũng có thể mất tới 1 giờ.

Katyusha được tổ chức thành các lữ đoàn và sư đoàn pháo binh đặc biệt, tập kết tại các điểm then chốt để xuyên thủng phòng tuyến của quân Đức, cho phép bộ binh và xe tăng Liên Xô tiến qua.

Với sự giúp đỡ của Mỹ, kể từ năm 1942, bệ phóng Katyusha được đặt trên xe tải Studebaker nặng 2,5 tấn do Mỹ sản xuất. Loại xe mạnh mẽ và có tốc độ cao này rất phù hợp với hỏa tiễn Katyusha.

Trong giao tranh với Liên Xô, phát xít Đức dần học hỏi và tạo ra pháo phản lực riêng là hệ thống Nebelwerfer với 6 ống phóng, cỡ 150mm, 210mm và 300mm.

So với Katyusha, hệ thống Nebelwerfer có những hạn chế như cơ số đạn rocket ít, tầm bắn ngắn và đặc biệt để lại rất rõ dấu vết sau mỗi lần khai hỏa, khiến phe Đồng minh dễ dàng phát hiện vị trí.

Tornado-S là mẫu pháo phản lực uy lực hàng đầu của Nga hiện nay.

Tornado-S là mẫu pháo phản lực uy lực hàng đầu của Nga hiện nay.

Sau Thế chiến 2, Katyusha được sử rộng rãi trong các cuộc xung đột trên khắp thế giới.

Phải đến năm 1980, Mỹ mới phát triển mẫu pháo phản lực phóng loạt đầu tiên mang tên M270, với 12 ống phóng gắn trên khung gầm bánh xích.

M270 được phát triển theo triết lý quân sự Mỹ, tăng độ chính xác của đạn rocket nhưng cơ số đạn thấp. 

Năm 2010, Mỹ phát triển pháo phản lực phóng loạt M142 HIMARS dựa trên mẫu M270, tăng sự cơ động nhờ khung gầm bánh lốp, mỗi đạn rocket phóng đi đều được dẫn đường bằng hệ thống định vị GPS và tốc độ nạp đạn nhanh.

“Ông tổ” của pháo phản lực HIMARS là vũ khí Nga, từng khiến phát xít Đức khiếp sợ - 6

Pháo phản lực HIMARS khai hỏa.

Tornado-S là mẫu pháo phản lực mới nhất được quân đội Nga phát triển, nối tiếp sức mạnh của "gia đình Katyusha", đánh dấu kỷ nguyên mới của pháo phản lực.

Phiên bản Tornado-S mạnh nhất được trang bị 12 ống phóng cỡ 300mm, sử dụng đạn rocket dẫn đường bằng vệ tinh GLONASS, tầm bắn tối đa 120km. Các hệ thống Tornado-S đã được Nga sử dụng trong chiến dịch quân sự ở Ukraine kể từ tháng 3/2022.

Nga 'nắm thóp' pháo phản lực HIMARS của Ukraine, triển khai biện pháp đối phó

Nga đã khai thác lỗ hổng kỹ thuật của hệ thống HIMARS của Ukraine và triển khai thiết bị phản xạ radar hình chóp để chọc mù hỏa lực của đối phương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Business Insider, RBTH ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN