Ông Tập Cận Bình thắng lớn trên sân nhà sau hội nghị G20

Chưa bao giờ có lãnh đạo Trung Quốc nào giành được nhiều sự quan tâm trong nước và quốc tế như ông Tập Cận Bình trong thời gian diễn ra hội nghị G20 ở Hàng Châu.

Ông Tập Cận Bình thắng lớn trên sân nhà sau hội nghị G20 - 1

Hình ảnh ông Tập trong mắt bạn bè thế giới đã thay đổi phần nào.

Chủ trì cuộc gặp mặt những lãnh đạo quốc gia giàu có nhất hành tinh giúp ông Tập có cơ hội cải thiện hình ảnh của mình trên chính trường thế giới. Ngoài ra, ông cũng tăng sức mạnh của bản thân trong kì đại hội quan trọng của đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm sau.

Các nhà phân tích cho rằng ông Tập “ghi điểm” chính trị ở sân nhà và quốc tế bởi việc tổ chức thành công hội nghị chính trị quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Đây là dịp để Trung Quốc thể hiện quyền lực mềm và gia tăng tầm ảnh hưởng quốc tế.

“Ông Tập đã sử dụng hội nghị G20 như một cách hiệu quả gia tăng sự gắn kết ngoại giao với những quốc gia truyền thống như Nga và hạn chế căng thẳng với Mỹ, Hàn Quốc hay các quốc gia Đông Nam Á”, Hong Yi Lai, giáo sư chuyên ngành Trung Quốc thời nay ở đại học Nottingham, nhận định.

Jing DongYuan, giáo sư ngành chính trị quốc tế và giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế nói: “Tôi cho rằng phần thể hiện của ông Tập ở G20 rất tốt khi cho thấy sự tự tin, khả năng lãnh đạo và ngoại giao sâu rộng”.

Ông Tập Cận Bình thắng lớn trên sân nhà sau hội nghị G20 - 2

Hội nghị G20 được xem là bàn đạp giúp ông Tập thể hiện quyền lực chính trị trong kì đại hội đảng quan trọng sắp tới.

Giáo sư Yuan nói rằng ông Tập đã nhân cơ hội hiếm có gặp gỡ các lãnh đạo toàn cầu, giám đốc các tổ chức quốc tế và một số nguyên thủ không thuộc nhóm G20 khác. Hầu hết các quốc gia trong số này đều rất quan trọng về vị trí địa lý, đa dạng xã hội-kinh tế hay tiềm năng phát triển.

Việc Mỹ-Trung kí kết phê chuẩn thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris là một thành tựu quan trọng. Nó cũng giúp ông Tập và Obama để lại một “di sản xanh” trong sự nghiệp chính trị của mình.

Ông Tập trong bài phát biểu quan trọng thể hiện mình là một người cởi mở, có trách nhiệm, phản đối chủ nghĩa bảo hộ và các hành động ngăn cản đầu tư, thương mại. Chủ tịch Trung Quốc cũng kêu gọi lãnh đạo G20 chung tay hành động thay vì chỉ nói mà không làm.

Một điểm quan trọng nữa là ông Tập đã cải thiện được danh tiếng của mình trong số các nền kinh tế mới nổi, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi. Sắp tới, hội nghị của nhóm BRICS sẽ diễn ra tại Ấn Độ.

Laurence Brahm, chuyên gia ngoại giao và chính trị tại Bắc Kinh nhận định ông Tập tự biến mình thành lãnh đạo toàn cầu thay vì chỉ tổ chức cuộc gặp các những nguyên thủ khác. Ông Tập đã đề xuất tái cấu trúc và cải thiện nền kinh tế thế giới hướng tới một sự tự do, minh bạch.

Nhiều quốc gia láng giềng không mấy lạc quan về hội nghị G20, trong đó có Australia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và 10 quốc gia Đông Nam Á. Tranh chấp chủ quyền và mâu thuẫn ngoại giao là lí do khiến những quốc gia này không hài lòng. Sự đối đầu của Trung Quốc và Mỹ cũng khiến quan hệ hai bên đạt mức thấp nhất trong vòng 4 thập niên qua.

Ông Tập Cận Bình thắng lớn trên sân nhà sau hội nghị G20 - 3

Hội nghị G20 diễn ra trong 2 ngày nhưng ghi nhiều dấu ấn quan trọng.

Giáo sư Yuan cho biết Trung Quốc bị lôi kéo vào rất nhiều xung đột, mâu thuẫn và sẽ thật là “ngây thơ” nếu cho rằng ông Tập đã làm tốt ở hội nghị vừa rồi là đủ.

Andrew Mertha, giáo sư chính trị tại đại học Cornell nói rằng các mâu thuẫn ở Biển Đông hay sự điều động tên lửa THAAD ở Hàn Quốc  đã được đề cập trong các cuộc gặp song phương. Tuy nhiên, ông Tập không thành công trong việc giải quyết những bất đồng này.

Zhi Qun Zhu, giáo sư ngành quan hệ quốc tế đại học Bucknell cảnh báo những gì ông Tập đạt được về mặt chính trị và ngoại giao ở quê nhà chỉ làm thổi bùng lên chủ nghĩa dân tộc trong nước.

Ông Tập thể hiện quan điểm cứng rắn và dân tộc chủ nghĩa về các vấn đề ngoại giao, trong đó đáng chú ý là những bình luận cứng rắn với người đồng cấp Park Geun-hye.

Ông Tập Cận Bình thắng lớn trên sân nhà sau hội nghị G20 - 4

Quyền lực mềm của Trung Quốc được "khoe" hết cỡ trong hội nghị lần này.

Các chuyên gia cho rằng việc đặt trọng tâm quá cao trong chương trình nghị sự của ông Tập tại G20 vừa qua thực chất là nhằm vào kì đại hội quan trọng của đảng diễn ra vào năm tới.

Giáo sư Brahm nói rằng hội nghị ở Hàng Châu củng cố hình ảnh lãnh đạo toàn cầu của Tập Cận Bình trong mắt người dân. “Sự cải thiện hình ảnh của Trung Quốc trong vai trò nhà đầu tư toàn cầu và nguồn dự trữ tiền tệ thế giới giúp Tập có được tầm ảnh hưởng chính trị rất lớn trong kì đại hội tới đây”, Brahm nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN