Ông Tập Cận Bình lần đầu tiên lên tiếng về “kỷ nguyên hậu Donald Trump”

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, các thành viên của nhóm Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) sẽ đoàn kết hơn trong thời kỳ hậu Trump.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - ảnh Financial Times.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - ảnh Financial Times.

Đánh giá về “thời kỳ hậu Trump”

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Ba (10/11) đã tham dự một cuộc họp ảo của Hội đồng Nguyên thủ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) thông qua liên kết video do phía Nga tổ chức trên cương vị Chủ tịch luân phiên SCO năm nay.

Điều này đánh dấu sự xuất hiện công khai đầu tiên của các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc và Nga, "hai đối thủ cạnh tranh lớn" trong mắt Hoa Kỳ, sau khi ứng viên Joe Biden tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, và sau đó là cả những nhận xét của ông hai ông Tập Cận Bình và Vladimir Putin.

Ông Tập Cận Bình với tư cách là một trong các nhà lãnh đạo thành viên của SCO, đã đưa ra những thông điệp mới “cho thế giới đang thay đổi”.

Chủ tịch Trung Quốc đã có bài phát biểu quan trọng để nhấn mạnh rằng “các nước thành viên SCO nên tuân thủ chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh đại dịch COVID-19, làm sáng tỏ những nỗ lực chung cần thiết để bảo vệ trật tự quốc tế, đồng thời khẳng định rằng Trung Quốc sẽ tích cực xem xét nhu cầu vắc xin COVID-19 của các thành viên SCO”.

Các nhà phân tích Trung Quốc rằng SCO sẽ có những vai trò mới trong một thế giới đang trải qua đại dịch nghiêm trọng và những thay đổi sâu sắc bên trong Hoa Kỳ - siêu cường duy nhất trên thế giới.

SCO sẽ cùng nhau chống lại làn sóng COVID-19 thứ hai và thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch của khu vực thông qua các hoạt động hợp tác. Khối này cũng sẽ cung cấp một nền tảng đa phương cho các quốc gia thành viên để hòa giải các tranh chấp lâu đời của họ và giảm leo thang căng thẳng biên giới.

SCO sẽ chống lại "ba tệ nạn" của thế giới hiện này là khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo trong khi vẫn đang đối mặt với đại dịch để củng cố hơn nữa hòa bình khu vực, cũng như ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên.

“Trung Quốc cũng “không thể tách biệt với thế giới để đạt được sự phát triển và thế giới cũng cần Trung Quốc vì sự thịnh vượng. Hiện nay, Trung Quốc đang tăng tốc nỗ lực thúc đẩy một mô hình phát triển mới với lưu thông trong nước là trụ cột và coi lưu thông trong nước và quốc tế củng cố lẫn nhau” - ông Tập Cận Bình cho hay.

Lãnh đạo các thành viên SCO, bao gồm Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Pakistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan và Ấn Độ, đã trao đổi quan điểm tại cuộc họp nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác trong khuôn khổ SCO trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và các vấn đề quốc tế và khu vực đang nổi lên.

Theo các chuyên gia ở Bắc Kinh, “nhờ chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ do chính quyền Trump thúc đẩy trong bốn năm qua, sự phát triển của hợp tác SCO đã trải qua một kỷ nguyên vàng, khi dưới sự dẫn dắt chung của Trung Quốc và Nga, tổ chức này ngày càng đoàn kết hơn và trong thời kỳ hậu Trump, SCO sẽ còn đoàn kết hơn nữa”.

Đề xuất các đối phó với những thay đổi

Ông Tập Cận Bình tham gia cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo các nước SCO - ảnh Tân Hoa xã.

Ông Tập Cận Bình tham gia cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo các nước SCO - ảnh Tân Hoa xã.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đề xuất rằng các đường dây nóng cần được tạo ra giữa các trung tâm kiểm soát dịch bệnh của các thành viên SCO để cập nhật kịp thời về việc lây truyền các bệnh truyền nhiễm qua biên giới.

Chúng ta cần ủng hộ vai trò lãnh đạo quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới, phản đối các nỗ lực chính trị hóa đại dịch hoặc dán nhãn sai cho Covid-19 và cùng nhau chống lại bất kỳ loại "virus chính trị" nào, ông Tập nhấn mạnh.

Theo báo chí Trung Quốc, Tổng thống Nga Putin hoan nghênh tuyên bố của ông Tập Cận Bình về sự cần thiết phải tránh chính trị hóa tình hình dịch bệnh COVID-19 trong cuộc họp.

Sự hợp tác về vaccine là kết quả quan trọng nhất của cuộc họp, bởi vì điều này thể hiện tinh thần cộng đồng vì một tương lai chung giữa các quốc gia thành viên, không có bất kỳ thành kiến nào chống lại các hệ tư tưởng hoặc tín ngưỡng khác nhau, và đây là lý do tại sao các quốc gia có tôn giáo và hệ thống chính trị khác nhau có thể hợp tác cùng nhau.

Yang Jin, một chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nga, Đông Âu và Trung Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, tuyên bố rằng: "Mỹ, quốc gia có nhiều trường hợp nhiễm Covid-19 bị chết và ốm nhất trên thế giới, đã phải trả giá vì chính trị hóa đại dịch COVID-19, vì vậy các giá trị đúng đắn mà Trung Quốc và Nga nắm giữ phải được không chỉ các thành viên SCO mà cả thế giới tôn trọng".

Mặc dù nhiều đồng minh của Mỹ đã chúc mừng ứng cử viên đảng Dân chủ Biden và họ đang hết sức mong đợi Mỹ tiếp tục giữ vai trò đầu tàu cho họ, nhưng xã hội chia rẽ và đấu tranh nội bộ sẽ khiến quyền bá chủ của Mỹ suy giảm là điều khó tránh khỏi, vì vậy Trung Quốc và Nga, hai cường quốc và các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, phải lên kế hoạch cho những thay đổi sắp tới mà Mỹ sẽ mang lại cho quan hệ quốc tế, ông Yang bình luận.

Khi nhiều phương tiện truyền thông phương Tây tò mò về sự im lặng của Trung Quốc và Nga trước "chiến thắng của Joe Biden", các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng hai cường quốc có sự hiểu biết ngầm về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ khi họ đang chờ đợi Hoa Kỳ giải quyết mọi tranh cãi pháp lý tiềm ẩn và kết kết quả cuối cùng không thể tranh cãi.

"Trung Quốc và Nga luôn bị một số lực lượng bên trong Hoa Kỳ cáo buộc vô căn cứ về việc can thiệp vào các cuộc bầu cử của Hoa Kỳ, và hai nước chia sẻ điểm chung là không can thiệp vào nội bộ Hoa Kỳ” - chuyên gia Yang Jin nói thêm.

Vai trò mới, nhiệm vụ mới

Tổng thống Nga Putin và ông Tập Cận Bình - ảnh tư liệu DW/Reuters

Tổng thống Nga Putin và ông Tập Cận Bình - ảnh tư liệu DW/Reuters

Theo lời ông Tập Cận Bình, “điều quan trọng là chúng ta phải ngăn chặn là các nỗ lực khủng bố, ly khai và cực đoan khác đang lợi dụng đại dịch để gây rối; kiềm chế sự phổ biến của ma túy; trấn áp việc truyền bá tư tưởng cực đoan trên internet và tăng cường hợp tác thực thi pháp luật của các thành viên SCO”.

Về vấn đề này, chuyên Yang phân tích thêm rằng, do đại dịch bùng phát, sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và đời sống của người dân trong khu vực đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và điều này tạo cơ hội cho các nhóm khủng bố địa phương tuyển thêm người, đây là một vấn đề mới đối với SCO.

"Để chống lại những lực lượng này, hợp tác quân sự và tình báo là không đủ. Hợp tác kinh tế để thúc đẩy phát triển có thể xóa sổ một cách hiệu quả mảnh đất mà chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan có thể phát triển", - ông Yang nhấn mạnh.

Tại cuộc họp trực tuyến, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng vào năm tới, Trung Quốc sẽ tổ chức diễn đàn China-SCO về ngành kinh tế kỹ thuật số tại Trùng Khánh, diễn đàn này sẽ cung cấp nền tảng cho sự hợp tác đổi mới giữa các bên.

Khi bình luận về tuyên bố của ông Tập, Li Haidong, giáo sư tại Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng: "Những lợi thế của Trung Quốc trong nền kinh tế kỹ thuật số đã giúp nước này nhận ra nhiều hình thức hoạt động kinh tế mới trong bối cảnh tình hình dịch bệnh. Nhưng không phải mọi thành viên của SCO có năng lực như vậy, vì vậy để mang lại lợi ích cho toàn khu vực, hợp tác liên chính phủ và liên doanh nghiệp là rất cần thiết.".

Quan trọng hơn, nền kinh tế kỹ thuật số là một lĩnh vực mới với các quy tắc mơ hồ, và trước đây thế giới phương Tây do Hoa Kỳ dẫn đầu đã đưa ra các quy tắc. Nhưng lần này, Trung Quốc cần sử dụng nền tảng của SCO để củng cố ảnh hưởng của mình trong việc đưa ra quy tắc đối với nền kinh tế kỹ thuật số, ông Li nói.

Tổng thống Putin đã lên tiếng về sự ủng hộ Nga đối với tuyên bố của ông Tập Cận Bình liên quan đến sự an toàn của dữ liệu kỹ thuật số. "Về vấn đề này, chúng tôi sẽ ủng hộ sáng kiến của Trung Quốc, cũng như ý tưởng tổ chức một diễn đàn kinh tế kỹ thuật số ở Trung Quốc", ông Putin nói và bày tỏ hy vọng rằng các nước thành viên SCO khác sẽ sẵn sàng tham gia sự kiện này vào năm tới, hãng TASS đưa tin.

Nền tảng hòa giải xung đột

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin - ảnh Time Magazine.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin - ảnh Time Magazine.

Vào năm 2020, Ấn Độ có căng thẳng biên giới và thậm chí xung đột trực tiếp với các thành viên SCO khác bao gồm Trung Quốc và Pakistan, và một số phương tiện truyền thông và nhà quan sát phương Tây cho rằng SCO đang hướng tới một tương lai bị chia rẽ.

Nhưng, các nhà phân tích từ phía Trung Quốc cho rằng, trên thực tế, SCO đang đóng một vai trò mới để các quốc gia thành viên giải quyết các tranh chấp và giảm leo thang căng thẳng.

"Khi SCO quyết định bao gồm Ấn Độ và Pakistan, xung đột giữa các quốc gia thành viên theo thời gian sẽ không phải là điều bất ngờ, vì vậy tổ chức này đã chuẩn bị cho những trường hợp như vậy", ông Yang nhận định.

“Các tranh chấp biên giới giữa một số thành viên SCO là vấn đề tồn tại từ lâu trước khi họ trở thành thành viên SCO, vì vậy SCO thực sự đang cung cấp một nền tảng để họ giao tiếp và tham gia vào các cuộc đối thoại.

Sự tham gia của Trung Quốc, Pakistan và Ấn Độ trong cuộc họp là bằng chứng cho thấy các vấn đề giữa họ không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của SCO" – ông Yang nhấn mạnh vai trò của tổ chức SCO, nơi Trung Quốc và Nga là hai thành viên chủ chốt.

Hành động khác biệt của ông Tập trong 2 cuộc bầu cử Mỹ gần nhất

Theo các chuyên gia, vẫn có khả năng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không chúc mừng ông Biden, người được nhiều hãng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Nguyên ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN