Ông Putin hành động chớp nhoáng ở Kazakhstan, chiến lược của Trung Quốc đổ bể?

Động thái can thiệp của Nga ở quốc gia láng giềng Kazakhstan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chiến lược địa kinh tế và địa chính trị dài hạn mà Bắc Kinh đã dành nhiều năm để xây dựng.

Ông Putin đưa quân vào Kazakhstan, Trung Quốc có lý do để lo ngại nhất.

Ông Putin đưa quân vào Kazakhstan, Trung Quốc có lý do để lo ngại nhất.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, các nhà lãnh đạo Nga, bao gồm cả Tổng thống Nga Vladimir Putin, đều quan ngại về những bất ổn xung quanh biên giới.

Việc NATO và EU không ngừng bành trướng, kết nạp thành viên thuộc Liên Xô cũ, là điều Nga luôn lo ngại suốt hơn 30 năm qua. Điện Kremlin cũng lo rằng những diễn biến bất ngờ có thể khiến Moscow đánh mất ảnh hưởng ở Trung Á.

Để bảo đảm các nước Trung Á luôn nằm trong tầm ảnh hưởng, Nga chủ trì  thành lập hàng loạt cơ chế đa phương, như Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), hay Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU).

Trong khi Nga đang tập trung sự chú ý cho cuộc đối đầu ngày càng nóng ở biên giới với Ukraine, Kazakhstan đột nhiên rơi vào hỗn loạn.

Ông Putin đưa quân vào Kazakhstan nhằm chấm dứt hỗn loạn và khôi phục trật tự, bởi thể hiện sự yếu đuối của Nga trên trường quốc tế ở thời điểm bấp bênh này có thể là thảm họa đối với các chiến lược lớn hơn, tờ Asia Times nhận định.

Xe quân sự Nga được đưa lên máy bay tới Kazakhstan.

Xe quân sự Nga được đưa lên máy bay tới Kazakhstan.

Ngay sau đó, phương Tây đã lên tiếng bày tỏ quan ngại, coi đây là những hiểm họa mà Nga tạo ra trên trường quốc tế. Nhưng bước đi của Nga ở Kazakhstan không thực sự là mối bận tâm quá lớn đối với Mỹ. Việc Moscow phải phân chia nguồn lực khỏi Ukraine để chuyển hướng sang Kazakhstan còn giúp phương Tây có thêm thời gian.

Asia Times bình luận, Trung Quốc mới là quốc gia phải lo ngại về những hành động của Nga. Nhiều năm qua, Trung Quốc đã coi Trung Á là cầu nối giữa các công xưởng trong nước với thị trường Tây Á - châu Âu, thông qua các dự án hàng tỷ USD thuộc Sáng kiến Vành đai Con đường.

Kazakhstan có chung đường biên giới với khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc và là một trong những điểm khởi đầu của Sáng kiến Vành đai Con đường. Trong 15 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư gần 20 tỷ USD vào Kazakhstan. Các dự án Bắc Kinh tài trợ hoàn tất vào năm 2023 có giá trị lên đến 24,5 tỷ USD.

Để các dự án chiến lược thành công, Trung Quốc cần Nga tránh sang một bên. Ngược lại, ông Putin có chiến lược riêng mà ngay cả Trung Quốc với tư cách là đồng minh của Nga cũng không thể vượt qua.

Nga những năm gần đây xích lại gần Trung Quốc, nhưng ông Putin vẫn có những toan tính riêng.

Nga những năm gần đây xích lại gần Trung Quốc, nhưng ông Putin vẫn có những toan tính riêng.

Theo Asia Times, ông Putin sẽ không chấp nhận việc Trung Quốc trở thành quốc gia thống trị ở khu vực hành lang Á – Âu. Động thái can thiệp quân sự của Nga ở Kazakhstan phần nào phản ánh điều này.

Ông Putin một mặt thân mật, tích cực hợp tác với Trung Quốc, mặt khác vẫn âm thầm ngăn chặn Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc tiến sâu vào khu vực Trung Á. Điều này phản ánh thông qua việc Nga thành lập Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) vào năm 2015.

"Trong khi miền đông Ukraine quan trọng với tham vọng của Nga, Kazakhstan thậm chí còn quan trọng hơn", Asia Times nhận định.

Kazakhstan là một trong những quốc gia sản xuất nhiên liệu hóa thạch lớn nhất thế giới. Việc hỗ trợ Kazakhstan giúp Nga củng cố quyền kiểm soát nguồn cung khí đốt tự nhiên.

Nga nắm chắc Kazakhstan trong quỹ đạo ảnh hưởng giúp Moscow có thêm những phương án trong quan hệ với Bắc Kinh sau này.

Ngoài ra, ông Putin cũng là người sáng lập CSTO, liên minh quân sự không có chỗ cho Trung Quốc, nhằm ngầm gửi tín hiệu rằng Nga mới là “anh cả” ở vùng Trung Á, không phải Trung Quốc, theo Asia Times.

“Thông qua động thái ở Kazakhstan, ông Putin thể hiện lập trường riêng, sẵn sàng gạt Trung Quốc sang một bên miễn là phục vụ lợi ích lâu dài của Nga”, Asia Times nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

Cú ”bắt tay” của ông Putin với Trung Quốc khiến châu Âu lo sợ?

Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là đang ở giai đoạn cuối trong cuộc đàm phán với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Asia Times ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN