Ông Lavrov tiết lộ điều Mỹ nhắn nhủ Nga qua kênh ngoại giao

Mỹ đã nhắn nhủ qua các kênh ngoại giao rằng Washington không muốn và sẽ không chiến tranh trực tiếp với Nga, cũng như không gửi chuyên gia quân sự đến Ukraine để huấn luyện sử dụng các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 28/12.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. (Ảnh: Tass)

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. (Ảnh: Tass)

“Chúng tôi đã hỏi người Mỹ qua các kênh ngoại giao rằng có phải quyết định gửi các hệ thống Patriot cho Ukraine nghĩa là các chuyên gia quân sự của Mỹ cũng sẽ đến đó, vì việc vận hành những hệ thống đó rất phức tạp. Chúng tôi được trả lời rằng điều này chưa được lên kế hoạch cụ thể vì người Mỹ không muốn và sẽ không chiến tranh trực tiếp với Nga; khi các hệ thống Patriot sẽ được triển khai trong mấy tháng tới, binh lính Ukraine tự làm quen với công nghệ này”, ông Lavrov nói.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Mátxcơva có thể phá huỷ các hệ thống Patriot nếu Washington cung cấp cho Kiev. Ông Putin cho rằng “Patriot là hệ thống tương đối cũ” và không hoạt động được như hệ thống S-300 của Nga. Ông khẳng định Nga sẽ tìm ra “thuốc giải” với hệ thống này.

Ngày 21/12, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky thăm Washington. Trong chuyến thăm, Mỹ thông báo gói hỗ trợ quân sự mới cho Kiev, trị giá 1,85 tỷ USD, trong đó có các hệ thống phòng không Patriot, bao gồm bệ phóng, radar và trạm kiểm soát.

Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn, ông Lavrov nói rằng phương Tây do Mỹ dẫn đầu đã tuyên chiến với Nga từ lâu, đặc biệt là sau biến cố chính trị năm 2014 ở Ukraine.

“Phương Tây, đứng đầu là cường quốc hạt nhân Mỹ, đang có chiến tranh với chúng ta. Họ tuyên chiến từ khá lâu rồi, sau đảo chính ở Ukraine mà Mỹ đạo diễn và Liên minh châu Âu ủng hộ, và sau các thoả thuận Minsk mà không ai thực thi, và bà (Angela) Merkel vừa xác nhận một lần nữa”, ông Lavrov nói.

Trong cuộc trả lời tuần san Đức Die Zeit ngày 7/12, cựu Thủ tướng Đức Merkel nói rằng việc hoàn tất các thoả thuận Minsk năm 2014 là cách giúp Ukraine trở nên mạnh hơn, nhờ có thêm thời gian để củng cố lực lượng.

Ngoại trưởng Lavrov cảnh báo EU

Quan hệ giữa Nga và EU đang ở "điểm thấp nhất", theo Ngoại trưởng Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang - Tass ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN