Ông Donald Trump có công cụ gì để buộc công ty Mỹ rời Trung Quốc?

Vài giờ sau khi Trung Quốc công bố các biện pháp thuế quan mới nhằm vào hàng hóa Mỹ, Tổng thống Donald Trump hôm 23-8 ra lệnh các công ty Mỹ bắt đầu tìm kiếm lựa chọn thay thế Trung Quốc, trong đó có việc trở về nước kinh doanh và sản xuất.

Một cửa hàng của đại gia công nghệ Mỹ Apple ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc

Một cửa hàng của đại gia công nghệ Mỹ Apple ở thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc

Mong muốn của ông chủ Nhà Trắng đối mặt thách thức không nhỏ. Các công ty Mỹ đầu tư tổng cộng 256 tỉ USD vào Trung Quốc trong giai đoạn 1990-2017, theo ước tính của Viện nghiên cứu Rhodium Group.  

Việc thu nhỏ quy mô hoạt động và chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc đòi hỏi nhiều thời gian.  Ngoài ra, nhiều công ty Mỹ trong những lĩnh vực như hàng không, dịch vụ, bán lẻ...chắc chắn sẽ chống lại bước đi này do thị trường Trung Quốc không chỉ lớn mà còn đang tăng trưởng. 

Trong trường hợp đó, ông chủ Trắng có một số công cụ mạnh mẽ có thể ép các công ty Mỹ rời Trung Quốc mà không cần quốc hội phê chuẩn. 

Áp thuế nhiều hơn

Ông Trump có thể tăng cường áp thuế để đánh vào lợi nhuận của các công ty, từ đó khiến họ thấy không đáng hoạt động tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. 

Trong trong những tác động của bước đi này là "trừng phạt" các công ty Mỹ sản xuất hàng hóa thông qua liên doanh tại Trung Quốc. 

Ban bố "tình trạng khẩn cấp quốc gia"

Ông Trump có thể xem Trung Quốc giống với Iran và ra lệnh trừng phạt. Điều này đòi hỏi ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia theo Đạo luật quyền hạn kinh tế khẩn cấp quốc tế (IEEPA). 

Chẳng hạn như bằng cách tuyên bố việc Trung Quốc "đánh cắp tài sản trí tuệ của công ty Mỹ" cấu thành tình trạng khẩn cấp quốc gia, ông Trump có thể ra lệnh cấm doanh nghiệp Mỹ tiến hành một số giao dịch cụ thể, như mua sản phẩm công nghệ Trung Quốc. 

Ông Trump từng sử dụng "chiêu" này vào đầu năm nay khi xem nhập cư trái phép là tình trạng khẩn cấp và dọa áp thuế lên mọi hàng hóa nhập khẩu từ Mexico. 

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, sử dụng công cụ này có nguy cơ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ. Giới chức Mỹ sẽ phải cân nhắc những yếu tố như hành động trả đũa tiềm tàng của Trung Quốc và ảnh hưởng đối với các công ty Mỹ. 

Ngoài ra, việc dựa vào IEEPA có thể dẫn đến các vụ kiện tụng ở tòa án Mỹ. 

Cấm tham gia đấu thầu hợp đồng của chính phủ liên bang 

Một lựa chọn khác là cấm công ty Mỹ tham gia đấu thầu hợp đồng của chính phủ liên bang nếu họ có hoạt động ở Trung Quốc. 

Biện pháp này có thể nhằm vào những lĩnh vực cụ thể, tác động đến những công ty như Boeing (vừa là nhà xuất khẩu hàng đầu của Mỹ vừa là công ty sản xuất vũ khí quan trọng cho Lầu Năm Góc). 

Thực thi Đạo luật giao dịch với kẻ thù 

Đạo luật này cho phép tổng thống Mỹ trừng phạt việc làm ăn với một quốc gia mà Mỹ đang có chiến tranh. 

Dù vậy, ông Trump được cho là khó tiến hành bước đi này bởi nó sẽ làm leo thang đáng kể căng thẳng với Trung Quốc. Theo một số chuyên gia, IEEPA vẫn có thể cho phép chính quyền ông Trump có những hành động tương tự mà không gây nhiều tổn thất về ngoại giao. 

Bị Bắc Kinh giáng đòn thuế mới, ông Trump nổi giận đáp trả với 550 tỷ USD hàng hóa TQ

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tăng áp thuế với 550 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và chỉ trích động thái tuyên bố...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo P.Võ - Reuters ([Tên nguồn])
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN