Ông Biden cảnh báo "hậu quả thảm khốc" ảnh hưởng đến vị thế của Nga
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 14-6 cho biết ông sẽ vạch ra “lằn ranh đỏ” với người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp sắp tới giữa hai bên, sau khi tập hợp đồng minh NATO đối mặt với thách thức từ Moscow và Bắc Kinh.
Phát biểu sau Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Biden nhấn mạnh cuộc gặp của ông với Tổng thống Putin vào ngày 16-6 là "quan trọng" và ông sẽ đề nghị hợp tác với Moscow về các lĩnh vực cho chung lợi ích nếu Điện Kremlin lựa chọn như vậy.
Ông Biden mô tả ông Putin là thông minh, cứng rắn và "một đối thủ xứng tầm".
Tổng thống Biden cho biết ông sẽ vạch ra "lằn ranh đỏ" với người đồng cấp Nga trong cuộc gặp giữa hai bên sắp tới. Ảnh: CNBC
Tổng thống Biden cho biết: "Tôi sẽ nói rõ với Tổng thống Putin rằng có những lĩnh vực mà chúng tôi có thể hợp tác nếu ông ấy quyết định làm điều đó. Nếu ông ấy không hợp tác và hành động theo cách mà ông ấy đã từng làm trong quá khứ liên quan đến an ninh mạng và một số hoạt động khác, chúng tôi sẽ đáp theo cách tương tự...
"Tôi không tìm kiếm xung đột với Nga, nhưng chúng tôi sẽ đáp trả nếu Nga tiếp tục các hoạt động có hại" – Tổng thống Biden phát biểu sau hội nghị thượng đỉnh NATO. Ông Biden khẳng định sẽ làm rõ với ông Putin "đâu là lằn ranh đỏ".
Bên cạnh đó, Tổng thống Biden lưu ý rằng cái chết tiềm tàng của nhân vật đối lập Nga Alexei Navalny (đang ngồi tù ở Nga) sẽ là một thảm kịch và sẽ làm tổn thương mối quan hệ của Nga với phần còn lại của thế giới và với Mỹ.
Trong cuộc họp báo ngày 14-6 sau Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổng thống Biden phát biểu: "Cái chết của Navalny sẽ là một dấu hiệu khác cho thấy Nga có rất ít hoặc không có ý định tuân thủ các quyền cơ bản của con người".
Đây không phải là lần đầu tiên ông Biden gây sức ép lên ông Putin về chuyện của nhân vật đối lập Navalny. Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Biden nhắc đến mối quan tâm sâu sắc của Mỹ về việc ông Navalny bị bắt với người đồng cấp Nga qua điện thoại.
Về phía Nga, ngày 10-6, Moscow cho rằng Mỹ nhanh chóng lên án việc Nga xem nhóm của nhân vật đối lập Alexei Navalny là mạng lưới "cực đoan" vì ông Navalny làm việc cho Mỹ.
Nhân vật đối lập Nga Alexei Navalny. Ảnh: Reuters
Trước đó, hồi tháng 4, các công tố viên Nga yêu cầu xem mạng lưới của ông Navalny là "cực đoan" và nói nhóm này đang âm mưu tổ chức một cuộc nổi dậy với sự hỗ trợ từ phương Tây. Một tòa án ở Moscow đã cấm nhóm này làm việc ở Nga. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ gọi động thái này "đặc biệt đáng lo ngại". Mỹ cho rằng phán quyết của tòa nằm trong chuỗi hành động nhằm hạn chế các quyền cơ bản tại Nga.
Trong ngày 14-6, một tuyên bố chung của NATO lưu ý rằng "các hành động gây hấn của Nga tạo thành mối đe dọa đối với an ninh châu Âu - Đại Tây Dương". Tuyên bố chung trích dẫn việc xây dựng quân đội của Moscow, thực hiện các cuộc tấn công mạng, chiến tranh hỗn hợp, chiến dịch thông tin sai lệch và sáp nhập Crimea.
Trong chuyến công du đầu tiên, vợ chồng Tổng thống Joe Biden đã dừng chân ở một căn cứ quân sự tại Mildenhall (Anh) và...
Nguồn: [Link nguồn]