Omicron "thay đổi tình hình đại dịch"

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Thế giới từng sợ hãi trước sự xuất hiện của biến thể Omicron vào cuối tháng 11 năm ngoái tại Nam Phi nhưng cục diện đã thay đổi chỉ 2 tháng sau đó, khi Omicron trở thành chủng trội.

Ông Simon Williams, nhà nghiên cứu về thái độ và hành vi cộng đồng đối với Covid-19 tại Trường ĐH Swansea (Anh), nói với đài CNN: "Mức độ quan tâm đến biến thể Omicron có xu hướng thấp hơn so với các biến thể trước đó. Đối với nhiều người, yếu tố gây sợ hãi của Covid-19 đã giảm".

Theo chuyên gia này, biến thể Omicron gây bệnh ít nghiêm trọng hơn và việc nhận thức rằng ai rồi cũng mắc Covid-19 đã khiến nhiều người thoải mái hơn, thậm chí một số người còn chủ động nhiễm bệnh.

Thiếu niên được tiêm phòng vắc-xin Covid-19 tại trung tâm tiêm chủng cho người từ 12-17 tuổi ở bang Pennsylvania - Mỹ. Ảnh: REUTERS

Thiếu niên được tiêm phòng vắc-xin Covid-19 tại trung tâm tiêm chủng cho người từ 12-17 tuổi ở bang Pennsylvania - Mỹ. Ảnh: REUTERS

Các chuyên gia lạc quan một cách thận trọng rằng biến thể Omicron có thể tạo ra "lớp miễn dịch" rộng lớn và đưa thế giới bước vào giai đoạn xem Covid-19 là bệnh đặc hữu giống các bệnh theo mùa như cúm.

Các chuyên gia cũng không kỳ vọng Covid-19 sẽ biến mất hoàn toàn. Thay vào đó, theo ông Mark Woolhouse, giáo sư dịch bệnh truyền nhiễm tại Trường ĐH Edinburgh, Covid-19 đến một lúc nào đó chỉ gây bệnh trong một khoảng thời gian, khiến người dân có thể tái nhiễm nhiều lần và họ dần có miễn dịch.

Người bị nhiễm biến thể Omicron cũng giảm nguy cơ trở nặng nhờ tiêm phòng vắc-xin. Ông Woolhouse lập luận: "Hơn một nửa thế giới đã tiếp xúc với virus hoặc tiêm vắc-xin. Quan điểm về dịch Covid-19 của người dân hiện giờ đã thay đổi cục diện cuộc chiến chống Covid-19".

Dù có nhiều tín hiệu lạc quan nhưng chuyên gia này cũng cảnh báo điều đó không có nghĩa là biến thể mới sẽ không xuất hiện và làm chậm tiến trình biến Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu.

Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm 21-1 công bố báo cáo cho thấy vắc-xin Covid-19 và mũi tăng cường tiếp tục có hiệu quả rất cao trong ngừa bệnh nặng ở bệnh nhân mắc biến thể Omicron.

Báo cáo đánh giá dữ liệu từ hơn 300.000 người nhập viện cấp cứu trên 10 bang của Mỹ từ ngày 26-8-2021 đến 5-1-2022. Khi Omicron trở thành chủng trội, hiệu quả của vắc-xin trong việc giảm nguy cơ nhập viện là 81% trong khoảng thời gian từ 14-179 ngày sau mũi tiêm thứ hai, sau đó còn 57% sau 180 ngày. Hiệu quả của vắc-xin tăng lên 90% sau 14 ngày kể từ khi tiêm mũi thứ 3.

Trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến 11-2021, nghiên cứu cũng cho thấy những người không tiêm chủng có nguy cơ tử vong vì Covid-19 cao hơn khoảng 50 lần so với những người đã được tiêm mũi tăng cường.

Các quốc đảo ”miễn nhiễm Covid-19” không thoát được Omicron

Hai quốc đảo Kiribati và Samoa ở Thái Bình Dương đã áp đặt lệnh phong toả và hạn chế do dịch Covid-19.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Mai ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN