Ô tô chồng chất trên phố sau trận lụt 'trăm năm có một' ở Trung Quốc
Vài chục chiếc xe nằm ngổn ngang và chồng chất lên nhau trên một tuyến đường ở Trịnh Châu, sau khi mưa lớn gây lũ lụt nghiêm trọng ở thành phố này.
Ô tô nằm ngổn ngang trên một tuyến đường ở Trịnh Châu. (Ảnh: Xinhua)
Tính đến này 21/7, đã có ít nhất 25 người thiệt mạng vì đợt mưa lũ bắt đầu từ ngày 17/7 ở tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc. Ít nhất 1,2 triệu người phải sơ tán, khi cơ quan khí tượng địa phương dự báo khu vực này sẽ tiếp tục có mưa to.
Khoảnh khắc tuyệt vọng
Trong bài phát biểu sáng qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết tình hình kiểm soát lũ đang “rất nghiêm trọng” và chỉ đạo các cơ quan chính quyền “ưu tiên sự an toàn cho tính mạng và của cải của người dân”, Xinhua đưa tin.
Một đoạn phim được Xinhua đăng tải và chia sẻ trên mạng cho thấy các hành khách bị mắc kẹt bên trong một toa tàu ngầm ngập nước. Họ đứng sát bên nhau khi nước dâng lên cao hơn, trong khi nước lũ tối đen bủa vây ngoài cửa sổ.
Nhiều người mắc kẹt kêu cứu giúp đỡ trên mạng xã hội, theo nội dung ảnh chụp màn hình được chia sẻ trên mạng và thông báo từ sở cứu hoả tỉnh Hà Nam.
“Nước bên trong tàu dâng lên ngang ngực. Tôi không thể nói nữa rồi, xin hãy giúp đỡ!” một người dùng tên Xiaopei viết trên mạng xã hội. Vài phút sau, cô đăng một đoạn khác: “Nếu không ai đến giúp trong 20 phút nữa, hàng trăm người chúng tôi sẽ mất mạng trong đường hầm Trịnh Châu”.
Sở cứu hoả sau đó xác nhận Xiaopei đã được cứu. Hệ thống tàu điện ngầm của thành phố có nhiều tuyến và 153 nhà ga. Tất cả đều đã dừng hoạt động sau sự cố này, chính quyền tỉnh cho biết.
Một video khác cho thấy nhiều người dân lội trên phố ngập nước ngang hông đang cố gắng dùng dây thừng kéo những người mắc kẹt trong trung tâm thương mại dưới lòng đất lên. Một clip được Nhân dân Nhật báo đăng tải cho thấy những người đi xe máy trên phố bám vào nhau để tránh bị lòng nước lũ cuốn trôi đi.
Mưa lớn cũng gây mất điện trên toàn thành phố. Ngày 20/7, một bệnh viện nơi đang có gần 10.000 bệnh nhân bị cắt điện hoàn toàn. Các bức ảnh được đưa lên mạng cho thấy tầng 1 của bệnh viện bị ngập nước.
Trên Weibo, một người kể rằng tình trạng mất điện khiến các máy thở trong phòng chăm sóc tích cực của bệnh viện thuộc ĐH Trịnh Châu ngừng chạy. Cô cho biết các y bác sĩ phải dùng tay bơm oxy vào phổi cho bố cô. Nhân dân Nhật báo xác nhận tịnh trạng mất điện ở bệnh viện này và cho biết hơn 600 bệnh nhân ốm nặng phải chuyển đi bệnh viện khác.
Đến sáng qua, bệnh viện này đã có điện trở lại. Hơn 6.000 lính cứu hoả, gần 2.000 cảnh sát và binh lính được triển khai đi cứu hộ ở các điểm ngập lụt, CGTN đưa tin.
Nguy cơ vỡ đê
Dù mưa đã giảm nhưng thành phố Trịnh Châu còn phải lo nhiều vẫn đề, khi mực nước ở hàng chục hồ chứa thuỷ điện và đê chắn lũ đã vượt ngưỡng cảnh báo.
Có những thông tin trái ngược về tình hình con đê Guojiazui gần Trịnh Châu. CGTN ban đầu nói rằng đê này đã bị vỡ lúc 1h39 sáng 21/7, nhưng sau đó phủ nhận. Thông cáo từ Bộ Quản lý khẩn cấp cũng nói con đê đã vỡ, theo ảnh chụp màn hình được China Daily đăng tải. Nhưng thông tin này sau đó bị xoá.
Chiều qua, Xinhua nói rằng “một đoạn dài phần dốc phía dưới của đê đã vỡ, nhưng bản thân con đê chưa sập”.
Tuần trước, tổ chức Hoà bình Xanh công bố báo cáo cảnh báo các vùng đô thị lớn xung quanh Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu - Thâm Quyến dễ hứng mưa lớn và nhiệt độ cực đoan. Theo báo cáo, cứ 10 năm nhiệt độ trung bình của Bắc Kinh tăng 0,32 độ C. Vùng Quảng Châu – Thâm Quyến hứng 98 đợt sóng nhiệt kể từ năm 1961, phần lớn tập trung trong 2 thập kỷ qua. Trong khi đó, lượng mưa trở nên thất thường hơn, hoặc rất cao hoặc rất thấp. Báo cáo nói rằng nếu hiệu ứng nhà kính toàn cầu đạt đỉnh vào khoảng năm 2040, lượng mưa cực đoan sẽ tăng 25% ở một số khu vực của Trung Quốc như Thượng Hải, trong khi những nơi khác như Quảng Châu – Thâm Quyến sẽ chịu hạn hán nhiều hơn. |
Vào tối 20/7 ở thành phố Lạc Dương, phía tây Trịnh Châu, binh lính Trung Quốc dùng thuốc nổ để chuyển dòng nước lũ nhằm cứu một con đê theo yêu cầu của chính quyền địa phương. Mưa lớn khiến đê này bị vỡ một đoạn dài 20m, khiến Chiến khu miền trung thuộc quân đội Trung Quốc cảnh báo toàn tuyến đê “có thể sập bất kỳ lúc nào”,
Dù mưa lũ là hiện tượng phổ biến trong các tháng mùa hè ở Trung Quốc, nhưng những lượng mưa kỷ lục xuất hiện liên tục trong những năm gần đây khiến giới chức và các nhà khoa học lo ngại.
Tình trạng này cũng đặt ra câu hỏi liệu Trung Quốc đã chuẩn bị để ứng phó với kiểu thời tiết cực đoan và không thể dự báo hay không.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin, đợt mưa lũ lớn chưa từng thấy trong 60 năm qua tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, khiến 1,24 triệu...
Nguồn: [Link nguồn]