NYT: Lý do Mỹ cần sớm thúc đẩy Nga và Ukraine đàm phán chấm dứt xung đột

Cuộc xung đột ở Ukraine đang có dấu hiệu leo thang nguy hiểm. Ukraine thể hiện mong muốn đẩy lùi hoàn toàn quân đội Nga khỏi lãnh thổ. Trong khi đó Nga đang củng cố phòng tuyến, tăng cường các cuộc tập kích nhằm vào cơ sở hạ tầng trọng yếu, cũng như sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ các vùng lãnh thổ mới sáp nhập.

Pháo phản lực HIMARS là vũ khí hiệu quả nhất mà Mỹ cung cấp cho Ukraine tính đến nay.

Pháo phản lực HIMARS là vũ khí hiệu quả nhất mà Mỹ cung cấp cho Ukraine tính đến nay.

Ukraine với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Mỹ và phương Tây, đang giành được những kết quả rõ rệt. Nhưng nguy cơ xung đột lan rộng hơn, trở thành xung đột Nga - NATO vẫn luôn gia tăng, cũng như nguy cơ tổn hại kinh tế từ một cuộc chiến kéo dài có thể làm suy yếu phương Tây.

Đã đến lúc Mỹ và các đồng minh cần có những hành động cụ thể hơn, trực tiếp can thiệp vào các toan tính chiến lược của Ukraine nhằm kiểm soát xung đột và tiến tới một giải pháp ngoại giao chấm dứt chiến tranh, báo Mỹ New York Times dẫn lời nhận định của Charles A. Kupchan, giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Đại học Georgetown, Mỹ.

Theo nhận định của giáo sư Kupchan, Mỹ và phương Tây cho đến nay đã làm rất tốt trong việc cân bằng giữa hỗ trợ Ukraine đối phó Nga và tránh khỏi một cuộc xung đột trực tiếp với Nga.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói rằng hỗ trợ Ukraine là ưu tiên chiến lược, nhưng không phải là phục vụ lợi ích cốt lõi của Mỹ.

Với toan tính như vậy, Washington chỉ giới hạn ở hoạt động hỗ trợ vũ khí và bổ sung ngân sách, trong khi để Kiev tự quyết định phương hướng.

Nhưng diễn biến xung đột ở Ukraine hiện nay đã rất khác so với cách đây vài tháng, giáo sư Kupchan nói. Giáo sư Kupchan nhắc đến việc Nga đã tuyên bố sáp nhập 4 vùng ở Ukraine kể từ ngày 30/9, cũng như việc Nga và Ukraine đang thường xuyên có những hành động gây tổn hại đến cơ sở hạ tầng của nhau.

Để kiểm soát cuộc xung đột, Mỹ cần can thiệp sâu rộng hơn vào cách Ukraine tiến hành cuộc chiến đối phó Nga, giáo sư Kupchan nói.

Sau vụ đánh bom xảy ra ở cầu Crimea, Nga đã thường xuyên tập kích cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Sau vụ đánh bom xảy ra ở cầu Crimea, Nga đã thường xuyên tập kích cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Cụ thể hơn, Mỹ cần kiểm soát và loại bỏ các kế hoạch mang tính khiêu khích Nga của Ukraine, ví dụ như vụ đánh bom xe ở Moscow mà tình báo Mỹ kết luận rằng Kiev đứng sau, cũng như vụ đánh bom cầu Crimea.

Tuần trước, các thông tin tình báo chỉ ra rằng, Ukraine sử dụng máy bay và thuyền không người lái để tấn công các tàu chiến Nga thuộc Hạm đội Biển Đen.

Theo giáo sư Kupchan, Mỹ không hề biết trước về các kế hoạch trên của Ukraine và thực tế là các hành động như vậy cũng không có tác động đáng kể đến diễn biến xung đột ở tiền tuyến.

Theo giáo sư Kupchan, Mỹ và các đồng minh vẫn cần tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine, nhưng cần giới hạn xung đột chỉ diễn ra ở tiền tuyến. Để kiểm soát tình hình một cách cụ thể, Mỹ cần trực tiếp can thiệp vào chiến lược quân sự của Ukraine.

Bên cạnh đó, việc Ukraine đạt được bước tiến trên chiến trường cũng đặt ra câu hỏi, rằng liệu Kiev muốn đi xa đến đâu. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng tuyên bố rằng, Kiev muốn giành lại toàn bộ lãnh thổ như trước năm 2014, bao gồm cả bán đảo Crimea.

"Chúng tôi sẽ trở lại đó", ông Zelensky nói trong một bài phát biểu, ám chỉ Crimea. "Tôi không biết chính xác là khi nào. Nhưng chúng tôi có kế hoạch và chúng tôi sẽ quay trở lại đó. Vì đó là vùng lãnh thổ của chúng tôi".

Theo nhận định của giáo sư Kupchan, bằng cách sáp nhập 4 vùng lãnh thổ Ukraine, Nga đang biến cuộc xung đột thành một cuộc chiến vì tương lai của nước Nga. Điều đó có nghĩa là Nga sẽ không dễ dàng từ bỏ và rút quân.

Giáo sư Kupchan cho rằng, Mỹ và phương Tây giúp Ukraine đạt được bước tiến là cần thiết, nhưng cần đánh giá kỹ lưỡng thiệt hơn, để việc khôi phục quyền kiểm soát lãnh thổ cho Ukraine không trở thành một cuộc xung đột toàn cầu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trước giáo sư Kupchan, cũng có nhiều luồng ý kiến ở phương Tây cho rằng, Ukraine nên chấp nhận từ bỏ bán đảo Crimea, trong khi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý với sự giám sát của quốc tế để quyết định tương lai của vùng Donbass.

Theo nhận định của giáo sư Kupchan, Nga đã đối mặt với nhiều bước lùi trong cuộc xung đột và việc buộc Nga hứng chịu thất bại hoàn toàn đem đến những rủi ro không cần thiết.

Vấn đề không chỉ nằm ở việc Nga là cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới, mà cuộc xung đột kéo dài cũng đang tạo ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống xã hội ở phương Tây.

Khác với giai đoạn Chiến tranh Lạnh, khi mà phương Tây đang ở đỉnh cao của sự thịnh vượng. Ngày nay, phương Tây đối mặt với nhiều sự bất ổn, sự phân cực về chính trị, nền kinh tế trì trệ và chủ nghĩa dân túy ngày càng lan rộng.

Các nghị sĩ đảng Cộng hòa cũng có quan điểm tương tự, khi cho rằng Mỹ cần tiếp tục duy trì hỗ trợ cho Ukraine, nhưng sự hỗ trợ này không phải là mãi mãi vì Mỹ còn có những mối quan tâm khác trong nước.

Theo giáo sư Kupchan, thúc đẩy để Nga và Ukraine tiến tới một thỏa thuận phân định lại lãnh thổ là điều khó khăn, nhưng cần thiết.

Nhìn chung, hỗ trợ Ukraine là một nỗ lực đáng kể của Mỹ và phương Tây, nhưng không phải là nỗ lực bằng mọi giá để dẫn đến Thế chiến III hoặc phá vỡ nền chính trị phương Tây, giáo sư Kupchan kết luận.

Quân đội Ukraine tuyên bố tiến vào Lugansk, Nga đáp trả dữ dội

Quân đội Ukraine tuyên bố lấn sâu vào lãnh thổ Lugansk, tấn công một tuyến đường cao tốc quan trọng và chặn lực lượng Nga đi qua khu vực này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - New York Times ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN