Nước thuộc khối CSTO cân nhắc gia nhập EU

Một trong 6 nước thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) – khối quân sự do Nga dẫn đầu – tuyên bố cân nhắc gửi đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Thủ tướng Armenia – ông Nikol Pashinyan (ảnh: Reuters)

Thủ tướng Armenia – ông Nikol Pashinyan (ảnh: Reuters)

Ngoại trưởng Armenia – ông Ararat Mirzoyan – cho biết, Armenia có ý định gia nhập EU.

“Armenia đang thảo luận về nhiều cơ hội mới, trong đó, nguyện vọng gia nhập Liên minh châu Âu không có gì là bí mật”, Reuters hôm 9/3 dẫn lời ông Mirzoyan trong cuộc phỏng vấn của đài TRT World (Thổ Nhĩ Kỳ).

Ông Mirzoyan cho biết, Armenia – từng là đồng minh thân cận của Nga – đang nỗ lực thắt chặt quan hệ với phương Tây. Ông Mirzoyan cho rằng, quan hệ Nga – Armenia đang ngày càng căng thẳng, dù là đồng minh truyền thống.

Hôm 7/3, phát biểu tại Diễn đàn Ngoại giao Antalya (ADF), ông Mirzoyan cho hay, Armenia đang nỗ lực bình thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ - nước thành viên NATO.

Ông Mirzoyan bày tỏ hy vọng quan hệ Armenia – Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm được khôi phục. Hai nước có thể tăng cường trao đổi trên nhiều lĩnh vực và mở cửa biên giới.

“Chúng tôi chân thành mong muốn mở cửa trở lại biên giới giữa 2 nước càng sớm càng tốt”, ông Mirzoyan nói.

Kể từ khi lên nắm quyền (năm 2018), Thủ tướng Armenia – ông Nikol Pashinyan – đã tăng cường quan hệ ngoại giao với Mỹ và phương Tây. Điều này khiến Nga không hài lòng, theo Reuters.

Năm 2023, Armenia thất bại trong nỗ lực ngăn Azerbaijan mở chiến dịch kiểm soát vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh tranh chấp. Hàng chục nghìn người gốc Armenia ở Nagorno-Karabakh phải rời khỏi khu vực này.

Armenia cho rằng Nga không hỗ trợ đồng minh, trong khi Nga cho rằng, thất bại ở Nagorno-Karabakh là do chính sách kém hiệu quả của chính quyền Thủ tướng Pashinyan.

Ngày 22/2, Thủ tướng Pashinyan tuyên bố đình chỉ hiệp ước an ninh tập thể với Nga, đồng thời bày tỏ rằng Armenia ngày càng không hài lòng với khối CSTO do Nga dẫn đầu.

Ngày 15/5/1992, lãnh đạo các nước Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan chính thức ký kết hiệp định thành lập CSTO. Dựa trên nguyên tắc tăng cường hợp tác quân sự - chính trị để phòng thủ chung.

50% tổng ngân sách hoạt động của CSTO đến từ Nga, 5 nước thành viên còn lại chỉ chi trả 10% ngân sách. Quy mô quân đội của toàn khối CSTO là khoảng 1.266.000 binh sĩ, 80% trong số này là quân Nga, theo RT.

Nguồn: [Link nguồn]

Quan điểm của Armenia là công tác an ninh tại sân bay quốc tế Zvartnots phải do lực lượng biên phòng Armenia đảm nhiệm toàn phần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Quốc – Reuters, RT ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN